VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm
Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặt khác, VASEP cũng đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất kháng sinh trong tôm, đặc biệt là 2 chất là Chloramphenicol và Oxytetracycline (hai loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn).
Theo thông tin cập nhật của một số doanh nghiệp hội viên VASEP, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracycline (OTC) với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ tuần đầu tháng Ba này. VASEP cũng đã kiểm tra thông tin từ đại diện các nhà nhập khẩu Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản).
Vì tầm quan trọng của xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, VASEP đã kiến nghị Tổng cục Thủy sản có chỉ đạo tới các địa phương tăng cường công tác kiểm soát hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là Oxytetracycline.
VASEP cũng đề nghị rà soát và tăng cường công tác kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của Tổng cục để tránh bị ảnh hưởng lây nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng sinh bị cấm, đặc biệt là Chloramphenicol và Oxytetracyline; tuyên truyền đến doanh nghiệp và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát hiệu quả 2 chất kháng sinh trên.
VASEP cũng đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên có chế biến tôm sang Nhật Bản cập nhật tình hình và thực hiện ngay việc tăng cường công tác kiểm soát, kiểm nghiệm chỉ tiêu OTC với từng lô tôm trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản; đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc kiểm soát hiệu quả các kháng sinh cấm.
Có thể bạn quan tâm
Với gói kỹ thuật đồng bộ gắn với phương pháp canh tác theo hình thức làm đất tối thiểu, năng suất ngô vụ đông có thể tăng bình quân từ 4,5 tấn lên 6 tấn/ha, giảm được ít nhất ½ chi phí SX.
Giữa tình hình khó khăn do nắng hạn gay gắt khiến vụ thu hoạch ngô ở Sơn La chậm hơn 20 – 25 ngày, giá ngô thương phẩm giảm làm thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng.
Ở điều kiện bình thường, cây trồng sử dụng được 30 - 45% lượng đạm, 40 - 45% lượng lân, 40 - 50% lượng kali.
Ngày 12/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Phân bón VN phối hợp với Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo quốc gia “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống SX kinh doanh phân bón”.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh nông dân bị mất mùa lúa năm 2015 do sâu đục thân, xảy ra ở địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.