VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm

Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặt khác, VASEP cũng đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất kháng sinh trong tôm, đặc biệt là 2 chất là Chloramphenicol và Oxytetracycline (hai loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn).
Theo thông tin cập nhật của một số doanh nghiệp hội viên VASEP, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracycline (OTC) với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ tuần đầu tháng Ba này. VASEP cũng đã kiểm tra thông tin từ đại diện các nhà nhập khẩu Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản).
Vì tầm quan trọng của xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, VASEP đã kiến nghị Tổng cục Thủy sản có chỉ đạo tới các địa phương tăng cường công tác kiểm soát hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là Oxytetracycline.
VASEP cũng đề nghị rà soát và tăng cường công tác kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của Tổng cục để tránh bị ảnh hưởng lây nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng sinh bị cấm, đặc biệt là Chloramphenicol và Oxytetracyline; tuyên truyền đến doanh nghiệp và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát hiệu quả 2 chất kháng sinh trên.
VASEP cũng đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên có chế biến tôm sang Nhật Bản cập nhật tình hình và thực hiện ngay việc tăng cường công tác kiểm soát, kiểm nghiệm chỉ tiêu OTC với từng lô tôm trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản; đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc kiểm soát hiệu quả các kháng sinh cấm.
Related news

Giá mực bán trên vỉa hè ở TP. Cần Thơ chỉ bằng 1/3 mực ống bình thường. Đặc biệt, mực này được ướp đá cùng với hóa chất lạ có màu gạch cua.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh các chính sách của dự án cho phù hợp với thực tế; tổ chức lại sản xuất và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học cho sản xuất điều để tăng thu nhập cho nông dân trồng điều; có định hướng rõ ràng về đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 7 tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng đang được mở rộng đến hơn 10 quốc gia.

Xã Huồi Tụ, Mường Lống là xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Kỳ Sơn. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt các cây lương thực như lúa, ngô, thời gian gần đây người dân các xã vùng cao này còn trồng thêm cây bo bo. Theo ông Dềnh Bá Lồng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ, cây bo bo cho thu nhập cao mà lại không tốn công chăm sóc, chi phí phòng trừ sâu bệnh.