Vào rừng hái lá sâm làm thạch giải nhiệt

Qua quan sát, hình dáng của lá nhân sâm trông tựa như lá mơ, nhưng trên mặt trước và sau của lá không có lông. Lá sâm thuộc họ dây leo, thường mọc ở bụi rậm ven chân núi và vùng gò đồi.
Hiện không chỉ người dân ở Quảng Ngãi mà cả ở nhiều tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên... có được mức thu nhập từ 1-2 triệu đồng/ngày/người từ việc đi hái lá sâm làm thạch.
Lá sâm hái từ rừng hiện được thu mua với giá khoảng 100.000-120.000 đồng/kg lá tươi
Anh Nguyễn Văn Hải (48 tuổi, ở thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cho biết: Ngoại trừ những hôm trời mưa bão, hàng ngày cứ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến khoảng 16 giờ, hai cha con anh lại đi dọc triền đồi, núi trong vùng để hái lá sâm.
"Hôm nào ít cũng được 10-12 kg lá tươi, gặp điểm mọc nhiều thì trên 20 kg. Với giá mua hiện nay từ 100.000-120.000 đồng/kg, tiền bán lá sâm thu về được trên 2 triệu đồng, gấp từ 4-8 lần so với tiền công đi làm thuê", anh Hải hồ hởi chia sẻ.
Ông Trần Văn Tiên (ở thôn Hòa Vinh, xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tâm sự: "Gần 10 năm qua do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên tôi đã ra ở trọ tại tỉnh Quảng Ngãi để hái loại lá này để đem về quê bán. Tính bình quân mỗi ngày cũng kiếm được từ 700.000-900.000 đồng.
Cách chế biến lá sâm làm thạch khá đơn giản: Dùng lá tươi hoặc khô vò nát với một lượng nước nhất định rồi dùng vải mỏng lọc bỏ phần cặn; sau đó cho thêm một ít nang mực để tăng độ cứng và để khoảng chục phút thì đông lại. Khi ăn chỉ cần cho thêm đường, ít đá lạnh sẽ có món giải nhiệt thanh mát.
Lá sâm làm thạch có màu xanh đậm
Có gần 20 năm mua và chế biến lá sâm, bà Trần Thị Dung (56 tuổi, ở Phổ Thạnh) bộc bạch: Lá sâm ở vùng Quảng Ngãi khá nhiều và phát triển quanh năm. Tuy thu nhập từ việc đi hái loại lá này về bán khá cao, thế nhưng ít người tham gia. Bởi lẽ ngoài việc phải chịu khó đi xa để tìm kiếm thì việc hái lá cũng không dễ do lá mọc trong bụi rậm có nhiều gai nhọn.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu), diện tích nghêu bị chết đã lên đến trên 40ha, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.

Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên nuôi thủy sản, chủ yếu là các vùng nuôi tôm nước mặn, lợ giảm thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, trong vụ tôm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thú y thủy sản.

Thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực khuyến cáo, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học một cách rộng rãi trong nuôi tôm như: EM, Probiotic, Prebiotic... nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay thế việc xử lý bằng hóa chất; các loại chế phẩm sinh học bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa giảm hệ số thức ăn, nâng cao sức đề kháng phòng trừ dịch bệnh.

Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.