Vải thiều sẽ được chiếu xạ tại Hà Nội
Ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết tại buổi họp báo thường kỳ Quý II/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ diễn ra vào ngày 9/7.
Cần tăng các cơ sở chiếu xạ
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc: Chiếu xạ là một trong những biện pháp để đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Đây là công nghệ tiên tiến được dùng trong bảo quản nông sản giúp diệt vi khuẩn, nấm mốc, bảo quản hoa quả tươi ngon với thời gian bảo quản kéo dài. Khi nông sản xuất đi nước ngoài, các nước thường yêu cầu và chấp nhận việc chiếu xạ để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng.
Tuy nhiên, tại Việt Nam mới chỉ có Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ tại Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh mới có dây chuyền chiếu xạ đáp ứng các tiêu chuẩn của nước ngoài. Trung tâm sử dụng công nghệ của Hungary, hoạt động trong nhiều năm nay, đã góp phần quan trọng cho lúa gạo, thủy sản, hoa quả của chúng ta ra thị trường thế giới.
“Vì vậy, các lô vải thiều xuất khẩu sang Mỹ vừa qua, đều từ miền Bắc “bay” vào miền Nam để chiếu xạ trước khi xuất khẩu sang Mỹ, dẫn đến chi phí bị “đội” lên. Do đó, việc cải tạo, nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội là rất cần thiết để tạo điều kiện cho vải thiều nói riêng và nông sản nói chung xuất khẩu được kiểm dịch nhanh chóng, hoàn tất khâu cuối cùng trước khi lên đường xuất ngoại”, ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nhấn mạnh.
“Gấp rút” việc nâng cấp
Ông Trần Chí Thành cho hay: Trung tâm chiếu xạ Hà Nội đã được xây dựng từ lâu với dây chuyền công nghệ của Nga cũ. Tuy nhiên, dây chuyền này chưa đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn của Mỹ, trong khi đây là yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu vải vào Mỹ.
Tuy nhiên, việc xây dựng một trung tâm mới rất tốn kém phải mất khoảng 5 – 7 triệu USD, mặt khác phải bảo đảm các quy trình an toàn. Do vậy, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội với hạ tầng và nhân lực có sẵn, chỉ cần đầu tư thêm kinh phí nâng cấp là có thể đáp ứng được nhu cầu chiếu xạ các sản phẩm nông sản. Ước tính, tổng nguồn vốn để mua sắm thiết bị, nâng cấp dây chuyền và sửa chữa, xây dựng cho khu chiếu xạ này vào khoảng 30 tỷ đồng.
“Bộ Khoa học và Công nghệ đang cố gắng tích cực thu xếp các nguồn kinh phí để nâng cấp Trung tâm đáp ứng yêu cầu của Mỹ và của các nước tiên tiến khác. Dự kiến, đến cuối năm nay sẽ hoàn thiện các công việc, để sau đó mời phía Mỹ sang xem xét cấp chứng chỉ. Từ năm sau có thể chiếu xạ cho vải thiều xuất đi Mỹ”, ông Thành khẳng định.
Theo đó, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội sẽ xây dựng kho mới trên diện tích 700 - 800m2, trong đó có gần 200m2 kho lạnh và 50m2 phòng dành để kiểm dịch, còn lại sẽ dành cho khu vực đóng gói. Dự kiến, sau khi nâng cấp, dây chuyền chiếu xạ này có khả năng xử lý 20 - 30 tấn vải, nhãn/ngày.
Cũng tại cuộc họp báo, lãnh đạo các cơ quan chức năng cho biết: Chính phủ Việt Nam không cấm các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng đã có một số đơn vị đầu tư máy để chiếu xạ thực phẩm và các sản phẩm nông sản khác trước khi xuất khẩu. Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của các nước tiên tiến, việc đầu tư này đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.
Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.
Vụ lúa thu - đông, toàn tỉnh Trà Vinh xuống giống được 86.850ha, đạt 99,37% kế hoạch. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được khoảng 10.558ha, tập trung ở huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, năng suất bình quân 5,32 tấn/ha, tăng 0,15 tấn/ha so với cùng kỳ.
Không nổi tiếng như cam ở các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An nhưng hôm nay 2 xã Bản Giang và Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã trồng hàng chục héc-ta cam, quýt nhiều diện tích đã cho thu hoạch.
Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.