Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Vài nét về đặc điểm sinh học sinh sản cá rô phi

Vài nét về đặc điểm sinh học sinh sản cá rô phi
Tác giả: TS.Lê Quang Khôi
Ngày đăng: 14/12/2016

1. THÀNH THỤC SINH DỤC

Cá rô phi vằn nuôi trong ao thành thục sinh dục sau 4-5 tháng tuổi và trọng lượng cá đạt trung bình 100- 150 g/con (cá cái), cũng có khi thành thục ở trọng lượng nhỏ hơn, phụ thuộc vào điểu kiện chăm sóc, nhiệt độ ao nuôi và độ tuổi của cá. Nuôi cá cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá cái đẻ lần đầu khi trọng lượng trên 200 g/con, nếu nuôi kém cá cái bắt đẩu đẻ khi mới khoảng 40 - 50 g/con.

2. CHU KỲ SINH SẢN

Cá rô phi đẻ nhiều lần trong năm, mỗi lần đẻ khoảng 1.000 - 2.000 trứng đối với cá có trọng lượng 200 - 250 g/con. Ở các tỉnh phía Nam cá có thể đẻ 10 -12 lần trong năm, còn ở các tỉnh phía Bắc cá chỉ đẻ 5 - 7 lẩn trong năm do có những tháng nhiệt độ xuống thấp, cá không đẻ vào mùa đông xuân từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.Từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo của cá rô phi thường kéo dài 3 - 4 tuần.

3. TẬP TÍNH SINH SẢN

Vào mùa đẻ, cá đực đào tổ là một hố hình lòng chảo đường kính 30 x 40 cm, sâu 7 -10 cm xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực nước 50 - 60 cm để thu hút cá cái đến tham gia đẻ. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng. Sau đó, cá cái thu trứng đã thụ tinh vào miệng để ấp. Thời gian ấp khoảng 4 ngày ở nhiệt độ 28°C và 2 - 3 ngày ở 30°C. Sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá con bơi ra khỏi miệng cá mẹ. Khi giải phóng hết cá con, cá mẹ tiếp tục tìm kiếm thức ăn và chuẩn bị tham gia chu kỳ sinh sản mới.

Cá rô phi cái nhặt lại trứng đã thụ tinh

Cá rô phi cái ấp trứng trong miệng

4. PHÂN BIỆT CÁ ĐỰC VÀ CÁ CÁI

Đến thời kỳ thành thục, vào mùa đẻ, các đặc điểm sinh dục phụ của cá rô phi thể hiện rất rõ nên có thể dễ dàng phân biệt được cá đực và cá cái. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực, vây lưng và vây đuôi, có khi đỏ tím; cá cái có màu hơi vàng và có xoang miệng hơi trễ xuóng. Ở lỗ huyệt của cá đực có 2 lỗ là lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn, đầu thoát 16 niệu sinh dục có dạng lồi, hình nón dài và nhọn, ở lỗ huyệt của cá cái cỏ 3 lỗ là lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn; lỗ niệu và lỗ sinh dục gẩn nhau, có dạng tròn, hơi lồi và không nhọn.

Đặc điểm Cá đực Cá cái
Đầu To và nhô cao Nhỏ, hàm dưới trễ do ngậm trứng và cá con
Màu sắc Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ, có màu hồng hoặc đỏ Màu nhạt hơn
Huyệt Có 2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn Có 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn
Hình dạng Đầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng lồi, hình nón dài và nhọn Dạng tròn, hơi lồi và không nhọn như ở con đực

 

Đặc điểm sinh dục phụ của cá rô phi đực và cái


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật sản xuất cá rô phi giống Kỹ thuật sản xuất cá rô phi giống

Trong khi nuôi vỗ cá bố mẹ và ương nuôi cá con, không sử dụng phân bón hữu cơ chưa qua xử lý và các hóa chất, kháng sinh bị cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

14/12/2016
Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi lên cá hương Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi lên cá hương

Ao rộng từ 300 - 500 m2, mức nước trong ao 0,8 - 1 m, không cớm rợp, có bờ chác chắn. Đáy ao phẳng đều, hơi dốc về phía cống thoát nước, cống cáp và thoát nước.

14/12/2016
Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống

Sau khi ương từ cá bột lên cá hương, tiếp tục ương từ cá hương lên cá giống để tạo đàn cá giống lớn, đều cỡ cho nuôi cá thương phẩm.

14/12/2016