Vaccine mới cho cá da trơn
Một loại vaccine mới có tác dụng bảo vệ cá da trơn trước vi khuẩn gây bệnh columnaris (bệnh thối vây) vừa được phát triển bởi Đại học Auburn tại Mỹ; mở ra tia hy vọng cho ngành cá da trơn trên thế giới thoát khỏi nỗi ám ảnh dịch bệnh Columnaris.
Vaccine mới này vẫn trong quá trình thử nghiệm nhưng đã thành công ở quy mô phòng thí nghiệm và đang được phát triển, độc quyền sáng chế bởi TS Cova Arias tại Khoa Công nghệ thủy sản, Trường Đại học Auburn, bang Alabama. Bà Arias vừa công bố kết quả khẳng định vaccine này hiệu quả vượt trội các loại vaccine phòng trị bệnh đang có trên thị trường hiện nay khi làm thử nghiệm trên cá rô phi sông Nile và cá da trơn. Vaccine mới làm tỷ lệ sống của hai loại cá trên tăng lần lượt 66% và 17%.
Tác động mang tính toàn cầu
Columnaris do vi khuẩn Flavobacterium columnare gây ra, đang ảnh là nỗi ám ảnh của ngành nuôi cá nước ngọt như cá chép vàng, các loại cá cảnh, cá da trơn, rô phi và cá hồi, bà Arias cho biết. Bệnh này đã lan rộng trên toàn thế giới.
Với người nuôi cá da trơn, dịch bệnh này có thể làm họ mất trắng vụ nuôi và vi khuẩn columnaris là một trong 3 loại virus mang mầm bệnh phổ biến nhất cho cá da trơn. Nhiều năm nay, columnaris là trở ngại dịch bệnh lớn nhất trong ngành cá da trơn. Tại nhiều trại giống, vi khuẩn này có thể hủy hoại 90 - 100% cá giống. Khi cá bị ốm yếu và phải dùng sức đề kháng chống lại mầm bệnh, thì chúng sẽ ăn rất yếu. Bởi vậy, chúng cần phải có một loại vaccine hiệu quả để tăng tỷ lệ sống và lớn nhanh.
“Mục tiêu đầu tiên của quỹ nghiên cứu này là tìm ra phương pháp tốt nhất để sản xuất và bảo quản vaccine. Chúng tôi đang hướng đến cách thức sử dụng thuốc vaccine đơn giản và dễ dàng, chỉ cần nhúng xuống nước hoặc bổ sung vào thức ăn chăn nuôi”, bà Arias cho biết.
Lợi ích với nông dân
Nhiều vaccine hiện nay phải được bảo quản lạnh nhưng nhóm nghiên cứu đã phát triển một vài giải pháp bảo quản tiên tiến để có thể tích trữ vaccine trong môi trường nhiệt độ phòng mà vẫn duy trì chất lượng. Điều này giúp vaccine đạt lợi nhuận kinh tế cao hơn và tạo nguồn cung vaccine dồi dào cho nông dân.
Theo bà Arias, mục tiêu tiếp theo là di chuyển vaccine từ phòng thí nghiệm sang môi trường ao nuôi để đánh giá hiệu quả. Ao nuôi thử nghiệm nên vẫn kiểm soát được điều kiện môi trường, nhiệt độ; tuy nhiên quá trình này sẽ đánh giá được sự khác biệt giữa vaccine mới và vaccine thương mại hiện nay. Năm nay, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và sẽ chuyển sang ao thử nghiệm vào năm 2019. Chúng tôi đã hoàn thành các nghiên cứu về vaccine và khẳng định vaccine này an toàn và ổn định.
Mục tiêu thứ 3 của dự án này sẽ là tính khả thi kinh tế. Nhóm nghiên cứu sẽ hợp tác với TS Terry Hanson - chuyên gia kinh tế thủy sản để xây dựng các phân tích kinh tế và nghiên cứu tính khả thi kinh tế của loại vaccine mới so với các loại vaccine thương mại hiện nay. Theo bà Arias, nhiều công ty thuốc thú y cũng đang quan tâm tới dự án sản xuất vaccine mới này. Do đó, Arias sẽ có phương án chuyển giao công nghệ cho các công ty thuốc hoặc tự sản xuất để cung cấp cho nông dân khi dự án hoàn thành. Theo dự đoán của Arias, tới năm 2022, loại vaccine này mới có mặt rộng rãi trên thị trường; nhưng khi đó, người nông dân nuôi cá da trơn sẽ thoát khỏi nỗi ám ảnh dịch bệnh và có những vụ nuôi bội thu.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình này đã cho lợi nhuận 75 triệu đồng/ha đã được 13 hộ dân thực hiện trên diện tích 20 ha tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.
Tiêu chuẩn quốc tế liên kết giữa MSC và ASC dành riêng cho tảo biển vừa được triển khai, khẳng định tầm quan trọng của loại cây trồng này trên toàn thế giới
Việt Nam là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ tư của Australia sau Thái Lan, New Zealand và Trung Quốc nhưng chỉ chiếm khoảng 11% thị phần