Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Ương tôm càng xanh trong bể nổi lót bạt để tăng năng suất

Ương tôm càng xanh trong bể nổi lót bạt để tăng năng suất
Tác giả: Thái Hà
Ngày đăng: 24/10/2017

Tôm càng xanh là thực phẩm có giá trị nhờ hệ thống chất dinh dưỡng dồi dào. Ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là cách giúp bà con nông dân có năng suất thu hoạch cao.

Ương tôm càng xanh trong bể nổi trải bạt đem lại năng suất cao cho bà con nông dân. Ảnh minh họa

Tôm càng xanh được coi như một loài động vật thân giáp nước ngọt thì giai đoạn ấu trùng của nó lại phụ thuộc vào độ lợ của nước. Khi nó chuyển qua giai đoạn như là sinh vật phù du và trưởng thành thì nó lại hoàn toàn sống trong nước ngọt. Vì vậy việc ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là khâu quan trọng để tôm cho năng suất cao.

Bể ương cần xây dựng ở nơi thoáng có từ 70% ánh sáng trực tiếp trở lên. Có nguồn điện để bơm nước và sục khí. Bể xây ở nơi xa ô nhiễm, cầu tiêu, chuồng heo gà vịt, nơi có nhiều chất thải. Bể ương có thể xây tường bằng đất, gạch, sử dụng tường nền chuồng heo cũ, chiều cao của bể phải đạt 0,7-0,8m. Diện tích của bể tùy nhu cầu tôm giông ương, thường diện tích 3,5 x l0m, theo thông tin từ Diễn đàn Nông nghiệp. 

Bể có độ nghiêng thấp dần về cuối bể, gắn với bộng ngầm 6cm có thể đóng mở thay nước và thụ hoạch tôm. Nối với bộng phía trong là ông lưới, khi thay nước để nước thoát ra tôm được giữ lại. Toàn bộ bể được phủ một lớp bạt chông thấm để giữ nước. Mỗi bể 3,5 x l0m cần lắp đặt từ 10-15 vòi thổi khí để cung cấp oxy. Máy thổi có công suât từ 100-750W, tùy diện tích bể ương.

Nước cấp cho bể 0,5-0,6m sau một ngày là thả tôm. Thả tàu lá dừa hoặc lưới làm giá thể cho tôm. Nguồn nước đưa vào bể phải sạch, đã lóng cặn phù sa, nước phải qua lưới lọc kỹ để loại bỏ các vật cổ thể ảnh hưởng đến tôm. Nên thả tôm vào buổi sáng, tuân thủ các khâu kỹ thuật để tránh tôm bị sốc nhiệt. Mật độ thả 600-800 con/m2.

Cần giữ mực nước ương suốt thời gian ương 0,5- 0,7m. Sau 15 ngấy ương bắt đầu thay nước, sau đó 4-5 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 50-70% nước trong bể. Nước trước khi thay vào được lắng bùn, phải sạch. Khi đáy bể dơ có thể dùng ống có lưới rà sát đáy bể hút cặn.

Tôm càng xanh có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương mại cao. Ảnh minh họa

Thức ăn cho tôm trong trường hợp này tốt nhất là thức ăn công nghiệp và trùn chỉ để hạn chế làm bẩn nước bể ương, hoặc dùng thức ăn chế biến từ cá và trứng gà. Lượng thức ăn từ 10-20% trọng lượng tôm.

Cho tôm ăn 4- 5 lần trong ngày. Sau một tháng ương, tôm đạt kích cỡ 2-3cm thì thu hoạch san thưa, nếu muốn ương sang tháng thứ  hai thì mật độ ương lúc này nên giảm một nữa so với ban đầu.

Hàng ngày nên kiểm tra tình trạng dử dụng thức ăn của tôm để cho tôm ăn đầy đủ, tránh dư thừa. Thức ăn thừa dễ gây dơ đáy bể môi trường nước bị ô nhiễm và phải thông đáy và thay nước nhiều hơn.

Phải kiểm tra đá bọt và thổi khí, đảm bảo việc thổi khí liên tục theo yêu cầu, nhất là vào ban đêm. Dự phòng máy phát điện hoặc bình Acquy để chạy máy thổi khí khi bị cúp điện.


Có thể bạn quan tâm

Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi - Phần 2 (Phần cuối) Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

01/04/2016
Giải pháp kỹ thuật đối phó với hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 1 Giải pháp kỹ thuật đối phó với hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 1

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực cho sản xuất, người nuôi cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật như sau:

02/04/2016
Giải pháp kỹ thuật đối phó với tình hình hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 2 (Phần cuối) Giải pháp kỹ thuật đối phó với tình hình hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 2 (Phần cuối)

Giải pháp kỹ thuật đối phó với tình hình hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 2 (Phần cuối)

02/04/2016