Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang
Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.
Đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng trong ao đất và trên bể” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh làm chủ nhiệm được đánh giá là khả thi để giải quyết những hạn chế về vấn đề con giống mà người nuôi đang gặp phải.
Nghề nuôi cá bống tượng trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là về con giống. Hiện nay, giống cá bống tượng chủ yếu được ương trong bể xi măng, nên không chỉ chi phí đầu tư tăng cao, mà còn xảy ra tình trạng hao hụt con giống. Bởi nuôi trong bể xi măng thì không tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên cho cá và một phần cá giống đã quen với môi trường này nên khi thả nuôi trong ao hoặc lồng, bè rất dễ hao hụt do môi trường sống có sự thay đổi.
Chính vì vậy, cần phải đổi mới hình thức ương nuôi con giống để đạt được hiệu quả cao nhất, do đó đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng trong ao đất và trên bể” được triển khai. Qua quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt giữa ương nuôi giống cá bống tượng trong ao đất so với trên bể xi măng. Cụ thể, nếu ương trong bể xi măng tỷ lệ hao hụt cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi, nên tâm lý của bà con ít nhiều cũng có phần ngán ngại. Riêng ương trong ao đất thì tỷ lệ hao hụt thấp hơn. Ngoài ra, ương cá giống trong ao đất còn giúp con giống được sạch bệnh, đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian thả nuôi, góp phần tăng lợi nhuận.
PGS.TS Dương Nhựt Long, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành những mục tiêu mà đề tài đặt ra, đã đánh giá được tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế giữa ương nuôi cá bống tượng trong ao đất và trên bể. Các thí nghiệm được bố trí theo hình thức đối chứng song song nên kết quả thu được có tính thực tiễn cao. Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu mà nhóm tác giả sử dụng không mới nhưng phù hợp với điều kiện ở địa phương, từ đó đề tài sẽ được nhân rộng, từng bước tiến tới quy trình sản xuất bền vững.
Tại buổi nghiệm thu đề tài mới đây, PGS.TS Nguyễn Văn Kiểm, Trường Đại học Tây Đô, nhận xét: Nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành đối chiếu, so sánh giữa ương cá trong ao đất so với trong bể xi măng, để rút ra kết luận về hiệu quả mang lại, nhờ vậy mà đề tài này có tính ứng dụng cao. Đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình ương nuôi giống cá bống tượng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người nuôi hiện nay. Kết quả thực tiễn của đề tài có thể chuyển giao ứng dụng rộng rãi cho các cơ sở sản xuất giống cá bống tượng và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
Ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện đề tài trong khoảng thời gian 2 năm, bằng rất nhiều thử nghiệm so sánh, đối chứng giữa ương giống cá bống tượng trong ao đất và trên bể thì kết quả cho thấy, ương nuôi trong ao đất có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với ương nuôi trong bể xi măng. Với hiệu quả khả thi mà đề tài mang lại, thời gian tới Trung tâm Giống sẽ tiếp tục triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống cá bống tượng tham gia thực hiện để cung cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi nhằm giúp người dân gắn bó với loài cá này. Từ đó, mở ra hướng đi mới, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản ở địa phương phát triển ngày càng ổn định và bền vững…
Có thể bạn quan tâm
Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).
Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.
Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.
Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.