Ương Cá Rô Phi Trong Giai Cước Đặt Ở Hồ Chứa?

Việc tận dụng mặt nước ở hồ chứa nước để có nguồn cá giống một cách chủ động, bảo đảm số lượng và chất lượng, kịp thời, giá rẻ để phục vụ cho việc nuôi cá rô phi thương phẩm là một ý tưởng tốt và hiện thực.
Từ tháng 6 đến tháng 8/1997 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã tổ chức ương cá rô phi từ cỡ cá hương lên cỡ cá giống trong giai cước đặt ở hồ chứa nước suối hai (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
Giai ương cá được làm bằng xăm cước mắt vuông, có a=2mm, kích thước dài x rộng x cao bằng 5 x 2 x 1,5m. Khi ương cá chỉ khống chế giai ngập nước 1m, nên dung tích của mỗi giai là 10m3.
Đã ương cá hương rô phi vằn thuộc hai dòng thái và gift, cỡ cá hương 850 con/kg (1,17 g/con), mật độ ương 600 con/m3. Cho cá ăn loại thức ăn tự chế biến có thành phần: cá khô 40%, đỗ tương 10%, khô lạc 15%, cám gạo 34% và vitamin khoáng 1%. Tổng lượng đạm thô trong thức ăn từ 30 – 34%.
Thức ăn được nghiền mịn và phối trộn cho cá ăn dưới dạng bột ẩm ở tháng đầu và dạng ép viên có cỡ 2mm ở tháng thứ hai. Cho cá ăn ngày 2 lần vào 7 -8 giờ sáng và 16 – 17 giờ chiều. Lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cá/ngày.
Sau 2 tháng ương, tỷ lệ sống của cá rô phi đạt 92,5%, cá đạt cỡ trung bình 15 g/con. Giá thành sản xuất 250 đồng/con. Giá bán tại chỗ 350 đồng/con.
Việc dùng giai để ương cá rô phi từ cỡ cá hương lên cỡ cá giống ở hồ chứa nước với mật độ cao đã đẻm lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên, nếu vào tháng ương thứ hai, khi cá đã lớn, thay giai có cỡ mắt dày (a=2mm) bằng giai có cỡ mắt thưa hơn (a=4 – 5mm) để tăng độ thông thoáng của giai thì chắc chắn cỡ cá rô phi giống có thể đạt 20g/con.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường. Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi.

Cá Rô phi (thuộc họ Cichlidae, giống Oreochromis) hiện được nuôi phổ biến nhất là loài cá Rô phi vằn - niloticus (là giống nhập vào nước ta từ Đài Loan từ năm 1974) và loài cá Rô phi đỏ - Red Tilapia (nhập từ Malaixia năm 1985) là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều vùng cuả các nước nhiệt đới, đồng thời cũng có khả năng rộng muối (từ 0‰- 40‰) và đặc biệt, nó có đặc tính ăn tạp nên rất được nông dân ưa chuộng chọn nuôi. Hiện nay cá Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới sau nhóm cá Chép Fitzsimmons và Gonzalez, 2005 – Trích dẫn bởi Trung tâm tin học, Bộ Thủy sản, 2005) với sản lượng năm 2007 là 2.121.010 tấn.

Năm 2010 Trung tâm Ứng dụng KHKT TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Hơn 8.000 con cá rô phi đơn tính dòng GIFT đã được thả ở diện tích 2.000 m2, kích cỡ 3-4 cm/con (150 con/kg), mật độ thả 4 con/m2.

Ở nước ta cá sống nhiều và thích hợp với điều kiện nước ngọt vùng châu thổ sông Mê Kông. Hiện nay giống cá này được gây giống nhân tạo ở hầu hết các cơ sở sản xuất cá giống trong vùng.

Thời tiết sang xuân đang dần ấm lên cộng với mưa xuân lất phất là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi nảy nở. Đối với nghề sản xuất cá giống khi nhiệt độ từ 22 – 280C sẽ là lý tưởng để chuẩn bị cho cá đẻ.