Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Ứng dụng sóng siêu âm và tia hồng ngoại lên rận biển

Ứng dụng sóng siêu âm và tia hồng ngoại lên rận biển
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 04/02/2021

Một kỹ thuật mới sử dụng kết hợp sóng siêu âm và tia hồng ngoại để loại bỏ rận biển ra khỏi cá hồi nuôi sẽ được thử nghiệm trong thời gian ngắn.

Các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem liệu xâm thực có phải là một phương pháp hữu hiệu để khử rận biển trên cá hồi nuôi hay không. Ảnh: P Just, AWI

Kỹ thuật này đang được nghiên cứu bởi một nhóm các nhà nhà nghiên cứu tại Đức được dẫn đầu bởi Kai Lorkowski đến từ AWI ở Bremerhaven.

Từ lâu, người ta đã biết rằng vi khuẩn và các sinh vật nhỏ khác có thể bị tiêu diệt bằng cách sử dụng cái gọi là hiệu ứng xâm thực. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng sóng siêu âm để làm rung các tế bào của chúng, khiến chúng nổ tung ra. Và các nhà nghiên cứu tin rằng biện pháp này cũng có thể giúp tiêu diệt rận biển (Lepeophtheirus salmonis). Ít nhất thì họ lập luận rằng bức xạ âm thanh sẽ buộc chấy rận phải nhả cá hồi ra, trong khi tia hồng ngoại sẽ củng cố hiệu ứng xâm thực bằng cách tác dụng nhiệt lên các ký sinh trùng chứ hoàn toàn không tác động đến cá.

Các nghiên cứu sẽ kiểm tra tần số siêu âm nào gây ảnh hưởng đến ký sinh trùng mà không gây hại cho cá, trong bao lâu thì tia hồng ngoại có tác động và cách tốt nhất để loại bỏ chấy rận ra khỏi nước.

Trong suốt quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra tần số siêu âm nào gây tác động đến ký sinh trùng mà không gây hại cho cá, mất bao lâu thì tia hồng ngoại mới có tác động và cách tốt nhất để loại bỏ chấy rận ra khỏi nước sau khi chúng được tách ra khỏi cá.

Kỹ thuật này ban đầu được phát triển bởi Guido Becker đến từ công ty Technische Innovations Leistungen (TIL). Lorkowski và nhóm của ông ấy (cùng với các đối tác khác) sẽ thử nghiệm công nghệ này ở “một cơ sở lắp đặt trên tàu”.

Technologie-Transfer-Zentrum (ttz) ở Bremerhaven sẽ điều phối toàn bộ dự án mà công việc này cũng bao gồm việc phát triển một thiết bị xử lý nguyên mẫu. Trên tàu còn có các thiết bị hồng ngoại chuyên dụng Micor GmbH và Purima, những thiết bị này sẽ cung cấp các bồn tắm sóng siêu âm. Dự án sẽ tiếp tục cho đến tháng 5 năm 2022, nó được tài trợ bởi Chương trình Đổi mới Trung tâm của Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Lorkowski cho biết trong một thông cáo báo chí rằng “AWI sẽ chịu trách nhiệm về các khía cạnh sinh học của bài nghiên cứu này,”


Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 2 Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 2

Kể từ khi bùng phát hội chứng tôm chết sớm/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính vào năm 2012, sản lượng tôm của Thái Lan đã bị sụt giảm đáng kể

03/02/2021
Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 3 Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 3

An toàn sinh học là một khái niệm được đặt ra nhằm ngăn ngừa lây nhiễm bệnh tật và ngăn chặn dịch bệnh lây lan chéo qua các đường ranh giới

03/02/2021
Những người chăn nuôi tôm ở Ecuador kiếm tiền từ lựa chọn phương thức bán hàng mới Những người chăn nuôi tôm ở Ecuador kiếm tiền từ lựa chọn phương thức bán hàng mới

Một hệ thống mới kết nối những người nuôi tôm với người mua một cách trực tiếp (nhằm đảm bảo giao dịch nhanh chóng, hiệu quả và an toàn) đang trở nên phổ biến

03/02/2021