Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 3

Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 3
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 03/02/2021

Những biện pháp quản lý EMS/ AHPND hiệu quả nhất

Không có biện pháp khắc phục nhanh chóng nào cho hội chứng tôm chết sớm/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cả, nhưng một khi trang trại bị nhiễm bệnh thì cần phải có một kế hoạch quản lý cân bằng thận trọng. Trong tình huống xấu nhất, những người nông dân nên chuẩn bị thu hoạch tất cả các ao trong thời gian ngắn. Tất cả các thành viên trong nhóm phải cam kết thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt và thực hiện giai đoạn khử trùng kỹ lưỡng để quản lý dịch bệnh và tránh bùng phát dịch trong tương lai.

An toàn sinh học là một khái niệm được đặt ra nhằm ngăn ngừa lây nhiễm bệnh tật và ngăn chặn dịch bệnh lây lan chéo qua các đường ranh giới. Hai cách tiếp cận chủ đạo trong quá trình thực hành an toàn sinh học là các biện pháp phòng ngừa (loại trừ mầm bệnh) và các biện pháp đối phó loại bỏ các mầm bệnh. Chúng ta có thể kiểm soát hội chứng tôm chết sớm/ hoại tử gan tụy cấp tính bằng cách ngăn chặn nó lây lan ra xa hơn và tạo điều kiện tốt hơn để tăng sức đề kháng của tôm đối với dịch bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp thực hành quản lý EMS/ AHPND hiệu quả nhất ở các trang trại bị nhiễm bệnh (bao gồm tất cả các bước sản xuất).

Chuẩn bị cho vụ sản xuất

  • Tôm giống cần có nguồn gốc từ tôm bố mẹ không bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Sức khỏe tổng quát của tôm giống nên được kiểm tra trước khi thả giống (kể cả bài kiểm tra về mức độ căng thẳng).
  • Tất cả các thiết bị phải được khử trùng trước khi thả giống. Sử dụng nhiều chất khử trùng giúp loại bỏ tất cả các vật trung gian truyền bệnh.
  • Ao nuôi thương phẩm nên được lót lớp lót bằng nhựa HDPE để dễ dàng vệ sinh và kiểm soát.
  • Trước khi thả giống ao phải được phơi khô hoàn toàn. Nước cũng phải được điều hòa trong khoảng từ 10–15 ngày trước khi thả giống.
  • Nên thực hiện một kế hoạch an toàn sinh học kỹ lưỡng và xem xét lại sau mỗi vụ nuôi.
  • Bảo vệ trang trại khỏi các loài bên ngoài, chẳng hạn như bảo vệ bằng cách sử dụng các thiết bị chống cua bò vào.
  • Nên hoàn thành việc thả giống một lượt tại một khu vực để tránh nhiễm trùng. Nên thả giống vào nước có mật độ vi-rút Vibrio dưới 1 x 103 CFU/ml (tức là nơi mà các loài này chiếm ít hơn 1% tổng số lượng vi khuẩn tập trung).

Giảm thiểu hội chứng tôm chết sớm trong quá trình chăn nuôi thương phẩm

  • Các thông số chất lượng nước (bao gồm độ pH, độ kiềm, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan (DO), nitơ amoniac và hydro sunfua) cần được theo dõi thường xuyên.
  • Nên theo dõi sức khỏe của tôm ba ngày một lần, bao gồm các bài kiểm tra vọp bẻ và gan tụy.
  • Chế độ cho ăn nên được điều chỉnh để tránh trường hợp cho ăn quá nhiều và nên cho ăn thức ăn có hàm lượng protein trên 30%.
  • Các chất bùn cặn nên được hút bỏ thường xuyên.
  • Cần duy trì sục khí thích hợp.
  • Nên áp dụng các men vi sinh thường xuyên và tăng cường áp dụng ở những nơi xảy ra các trường hợp căng thẳng hoặc nơi thực hiện trao đổi nước nước.
  • Thống nhất chế độ nước đầu ra và lấy nước với tất cả các trang trại trong khu vực để giảm khả năng lây truyền mầm bệnh giữa các trang trại.
  • Khi có dấu hiệu  bệnh lý xuất hiện lần đầu tiên cần phải ban hành ngay một kế hoạch quản lý. Nên sử dụng xét nghiệm xác nhận trong phòng thí nghiệm khi nghi ngờ có dịch bệnh.

Hội chứng tôm chết sớm có thể là một chứng bệnh nguy hiểm, nhưng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, an toàn sinh học nghiêm ngặt và xem xét lại phương pháp quản lý trang trại thường xuyên có thể giúp chống lại dịch bệnh và giảm tác động của nó nếu nó xâm nhập vào trang trại.

Các giải pháp dài hạn nhằm ngăn chặn hội chứng tôm chết sớm: cơ sở hạ tầng và công nghệ

Duy trì các thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp trong trang trại sẽ giúp bảo trì an toàn sinh học và phòng chống lại các mầm bệnh dễ dàng hơn, mang lại lợi nhuận tài chính ổn định hơn. Cần có cơ sở hạ tầng để duy trì an toàn sinh học và bảo vệ chống lại mầm bệnh bao gồm tấm lót làm bằng nhựa HDPE, các trạm rửa chân, rửa xe và rửa tay, cũng như hàng rào và lưới để ngăn không cho người và động vật xâm nhập vào trang trại.

Cơ sở hạ tầng quan trọng khác bao gồm đầu dẫn nước ra vào chuyên dụng, cống rãnh trung tâm, ao tiền xử lý có thể tích ít nhất bằng 30% ao nuôi thương phẩm, ao sau xử lý, sục khí 10 mã lực trên 1000m2 bằng dòng chảy trơn tru, giai đoạn ương tôm, cơ sở lưu trữ và một phòng thí nghiệm cơ bản tại chỗ với ánh sáng mạnh để phân tích và xét nghiệm nước cơ bản.

Ngoài ra còn có các công nghệ mới nổi có thể chuẩn đoán nâng cao và cho phép kiểm soát các mầm bệnh hiệu quả hơn. Một công ty đang nhanh chóng phá vỡ ý nghĩa của cái gọi là phương pháp chuẩn đoán bệnh tật đối với ngành là Genics, họ đưa ra một phương pháp mới nhằm chuẩn đoán mầm bệnh và mật độ của chúng bằng công nghệ Shrimp Multipath. Thử nghiệm có thể phát hiện ra bệnh tối đa trong 10 ngày trước khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ tử vong sau đó, điều này giúp người nông dân có được khoảng thời gian quý báu để quyết định các chiến lược cân đối phù hợp càng sớm càng tốt và giảm bớt nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Tiến lên từ hội chứng tôm chết sớm

Hội chứng tôm chết sớm có thể là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng như đã được chứng minh ở Thái Lan và Việt Nam thì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, an toàn sinh học nghiêm ngặt và xem xét lại phương pháp quản lý trang trại thường xuyên có thể giúp chống lại dịch bệnh và giảm bớt tác động của nó nếu nó xâm nhập vào trang trại. Ngành công nghiệp phải có quan điểm chủ động, phòng ngừa đối với hội chứng tôm chết sớm/ hoại tử gan tụy cấp tính cũng như đối với tất cả các mầm bệnh (đã xác định và chưa xác định). Bằng cách lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất và điều hành tốt nhất, người nông dân có cơ hội sản xuất các vụ nuôi thành công cao hơn, ngay cả ở những khu vực có tỷ lệ dịch bệnh cao.

Ngoài tổng quan sơ lược về hội chứng tôm chết sớm này, người nông dân nên đọc thêm các bài báo khác, tham dự hội thảo trên web trong nước và quốc tế và tham gia các sự kiện tại địa phương nơi mà ở đó họ có thể tìm hiểu thêm và chia sẻ các ý kiến về phòng ngừa và giảm thiểu dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Ưu điểm và nhược điểm của biofloc Ưu điểm và nhược điểm của biofloc

Ngày càng có nhiều người chăn nuôi tôm cá đang áp dụng công nghệ bioflocs để mở rộng quy mô sản xuất một cách bền vững, nhưng những câu hỏi chưa được giải đáp

02/02/2021
Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 1 Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 1

Lời khuyên về cách tránh những thiệt hại lớn khi chăn nuôi tôm do hội chứng tôm chết sớm (EMS) - đây là một trong những căn bệnh tàn phá ngành chăn nuôi tôm

03/02/2021
Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 2 Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 2

Kể từ khi bùng phát hội chứng tôm chết sớm/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính vào năm 2012, sản lượng tôm của Thái Lan đã bị sụt giảm đáng kể

03/02/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.