Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Ứng Dụng RNA Mạch Kép Để Kiểm Soát Virus IMNV Và LSNV Trên Tôm

Ứng Dụng RNA Mạch Kép Để Kiểm Soát Virus IMNV Và LSNV Trên Tôm
Ngày đăng: 22/03/2014

Phát triển các phương pháp đặc hiệu để kiểm soát dịch bệnh virút trên tôm là một nhiệm vụ cấp bách để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.

Can thiệp RNA (RNAi) là một phương pháp đặc hiệu để ức chế sự tái tạo của viruts bằng cách sử dụng RNA mạch kép (dsRNA) để bất hoạt gene sao chép thông tin di truyền trong RNA mạch đơn (mRNA) của virut. Trong ứng dụng này, chuỗi dsRNA đã được điều chỉnh để tác động tới hai loại virút nguy hiểm trên tôm là virut hoại tử cơ(IMNV) và virut hội chứng chầm tăng trưởng Laem Singh(LSNV).

IMNV gây nên tỷ lệ chết cao đối với tôm chân trắng ở Braxin và Inđônêxia, còn LSNV có thể là nguyên nhân của Hội chứng tôm sú nuôi chậm lớn ở Thái Lan.

Trong 1 tháng sau khi cho cảm nhiễm IMNV, tôm chân trắng đã xử lý bằng dsRNA đặc trị virus (dsRNA đã can thiệp) có tỷ lệ sống sót bằng 63%, cao hơn hẳn so với tỷ lệ 17% ở tôm chỉ được xử lý bằng dsRNA không đặc trị (nhóm đối chứng – sử dụng dsRNA không can thiệp).

Cho tôm sú tiếp nhận dsRNA đặc trị virus qua đường miệng cũng làm giảm LSNV rất hiệu quả. Khả năng ức chế virút LSNV phụ thuộc vào liều dùng của dsRNA. Tỉ lệ tôm miễn nhiễm LSNV trong nhóm tôm cho ăn bằng thức ăn có 12mg dsRNA/kg thức ăn là 66%, trong khi tỷ lệ tôm không nhiễm vius ở nhóm cho ăn với liều lượng 6 mg dsRNA/kg chỉ là 30%.

Đối với nhóm tôm không được cung cấp dsRNA (đối chứng), tất cả tôm thí nghiệm đều bị nhiễm LSNV. Kích thước trung bình của nhóm tôm đối chứng nhỏ hơn nhiều so với tôm được cho ăn mRNA đặc trị.

Nghiên cứu này cho thấy RNA mạch kép kiểm soát bệnh virus trên tôm rất hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm (EMS) Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm (EMS)

Vừa qua, hội thảo trực tuyến về quản lý hội chứng tôm chết sớm (EMS) – một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.

26/09/2015
Độc tính nitrit bị tác động bởi tính nhạy cảm của loài và các điều kiện môi trường Độc tính nitrit bị tác động bởi tính nhạy cảm của loài và các điều kiện môi trường

Nitrite là một hợp chất trung gian trong quá trình oxy hóa nitơ amoniac thành nitrate do vi khuẩn nitrat hóa trong đất và nước, độc hơn nitrate nhiều.

26/09/2015
Kiểm soát dịch bệnh trong nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học Kiểm soát dịch bệnh trong nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học

Sản lượng tôm thế giới hiện đang bị suy giảm do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Vibrio hay vi rút.

26/09/2015
Nuôi tôm kết hợp với chế phẩm sinh học tại Ấn Độ Nuôi tôm kết hợp với chế phẩm sinh học tại Ấn Độ

Trong nhiều năm qua, mục tiêu chính của ngành công nghiệp nuôi tôm Ấn Độ là tập trung phát triển nuôi tôm sú (Penaeus monodon).

26/09/2015
Nuôi tôm bằng vi sinh tiết kiệm mà hiệu quả Nuôi tôm bằng vi sinh tiết kiệm mà hiệu quả

Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng đã rất quen thuộc với phương pháp nuôi xử lý vi sinh.

25/09/2015