Ứng Dụng RNA Mạch Kép Để Kiểm Soát Virus IMNV Và LSNV Trên Tôm

Phát triển các phương pháp đặc hiệu để kiểm soát dịch bệnh virút trên tôm là một nhiệm vụ cấp bách để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.
Can thiệp RNA (RNAi) là một phương pháp đặc hiệu để ức chế sự tái tạo của viruts bằng cách sử dụng RNA mạch kép (dsRNA) để bất hoạt gene sao chép thông tin di truyền trong RNA mạch đơn (mRNA) của virut. Trong ứng dụng này, chuỗi dsRNA đã được điều chỉnh để tác động tới hai loại virút nguy hiểm trên tôm là virut hoại tử cơ(IMNV) và virut hội chứng chầm tăng trưởng Laem Singh(LSNV).
IMNV gây nên tỷ lệ chết cao đối với tôm chân trắng ở Braxin và Inđônêxia, còn LSNV có thể là nguyên nhân của Hội chứng tôm sú nuôi chậm lớn ở Thái Lan.
Trong 1 tháng sau khi cho cảm nhiễm IMNV, tôm chân trắng đã xử lý bằng dsRNA đặc trị virus (dsRNA đã can thiệp) có tỷ lệ sống sót bằng 63%, cao hơn hẳn so với tỷ lệ 17% ở tôm chỉ được xử lý bằng dsRNA không đặc trị (nhóm đối chứng – sử dụng dsRNA không can thiệp).
Cho tôm sú tiếp nhận dsRNA đặc trị virus qua đường miệng cũng làm giảm LSNV rất hiệu quả. Khả năng ức chế virút LSNV phụ thuộc vào liều dùng của dsRNA. Tỉ lệ tôm miễn nhiễm LSNV trong nhóm tôm cho ăn bằng thức ăn có 12mg dsRNA/kg thức ăn là 66%, trong khi tỷ lệ tôm không nhiễm vius ở nhóm cho ăn với liều lượng 6 mg dsRNA/kg chỉ là 30%.
Đối với nhóm tôm không được cung cấp dsRNA (đối chứng), tất cả tôm thí nghiệm đều bị nhiễm LSNV. Kích thước trung bình của nhóm tôm đối chứng nhỏ hơn nhiều so với tôm được cho ăn mRNA đặc trị.
Nghiên cứu này cho thấy RNA mạch kép kiểm soát bệnh virus trên tôm rất hiệu quả.
Related news

Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, hiện mật độ vi khuẩn Vibro kiểm tra trong các mẫu nước ao nuôi đều ở mức thấp, chưa thể phát triển gây bệnh cho tôm; không phát hiện vi rút gây bệnh đốm trắng, ký sinh trùng trên các mẫu tôm kiểm tra.

Nguyên tắc cơ bản của công nghệ sinh học Biofloc là để tạo ra một môi trường "sinh học" hoàn toàn, trái ngược với các hệ thống truyền thống - cho phép Tảo đóng vai trò chính để làm sạch môi trường trong ao tôm, ao cá. Cốt lõi của thống sinh học Biofloc là sự thích nghi thông minh của một hỗn hợp được đưa vào lò phản ứng sinh học (MBBR

Mặc dù tốc độ trao đổi nước hiện nay có xu hướng thấp hơn so với trước kia, nhưng hầu hết các trại nuôi tôm vẫn trao đổi nước khi tháo nước ao và khi thu hoạch tôm. Chính việc trao đổi nước từ các trại nuôi tôm này đã thải ra lượng nước thải rất lớn. Hãy xem xét khi tháo nước ở một ao nuôi tôm có độ sâu là 1m để thu hoạch, thì trung bình mỗi hecta ao đã thải ra 10.000 m3 nước thải.

Tháo cạn nước, phơi đáy ao và tiến hành bón vôi. Sử dụng vôi CaO dạng bột với liều lượng 10kg/100m2 rải đều khắp đáy ao và xung quanh bờ. Phơi ao 7 ngày để vôi phát huy hết tác dụng (tăng và ổn định pH đáy, diệt khuẩn), sau đó tiến hành lấy nước vào ao