Ứng dụng công nghệ nuôi cá hồi vào nuôi tôm, cá tra và cá rô phi tại Indonesia
eFishery, thiết bị nuôi cá hồi quen thuộc tại Hà Lan đang được Indonesia sử dụng trong nuôi tôm, cá rô phi và cá tra. Đây là dự án hợp tác với Đại học Prince Edward Island và tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH nhằm nuôi thủy sản hiệu quả hơn.
IDH đã thúc đẩy ứng dụng dịch tễ học trong nuôi trồng thủy sản vùng nhiệt đới bằng cách kết nối người sản xuất và công ty dữ liệu tới các tổ chức nghiên cứu bệnh dịch. Những công ty truy cập vào hệ thống dữ liệu trang trại sẽ nhận được cảnh báo từ các chuyên gia dịch tễ học để tìm kiếm xu hướng dịch bệnh. Còn nông dân sẽ nhận được khuyến cáo dựa trên phân tích và học cách giảm thiểu dịch bệnh. Dự án với eFishery và Đại học Prince Edward Island độc đáo ở chỗ nó giúp các bên liên quan nắm được cách nuôi thủy sản nhiệt đới hiệu quả dựa trên cơ sở nghiên cứu dịch bệnh.
Flavio Corsin, Giám đốc NTTS tại IDH, chuyên gia về tập huấn nghiên cứu dịch bệnh học thủy sản cho biết: Dự án này là một dấu ấn quan trọng trong hành trình nuôi thủy sản vùng nhiệt đới của chúng tôi hướng đến mục tiêu hiệu quả hơn dựa trên sức mạnh dữ liệu. Thông qua hợp tác với eFishery và Đại học Prince Edward Island, chúng tôi có thể kết hợp công năng của máy cho ăn thông minh eFishery và nền tảng thông minh với các chuyên gia sức khỏe vật nuôi toàn cầu. Điều này giúp tạo ra nhiều kiến thức cùng nhiều khuyến nghị hữu ích cho nông dân vận dụng để đánh bại dịch bệnh và cải thiện hiệu suất chăn nuôi.
eFishery tại Indonesia đã mang lại giải pháp IoT và nền tảng dữ liệu cho các doanh nghiệp nuôi tôm và cá tại quốc gia này. Máy cho ăn tự động giúp nông dân giám sát và lên lịch trình cho ăn chính xác.
Gibran Huzaifah, CEO của eFishery phản ánh: Nhiều thập kỷ qua, thức ăn và dịch bệnh là 2 trong số những vấn đề đau đầu nhất với người nuôi thủy sản tại Indonesia. Ban đầu được sử dụng như một công nghệ cho ăn thông minh, eFishery dần trở thành động lực giúp nông dân giải quyết hàng loạt thách thức khác về sử dụng dữ liệu và công nghệ. Hợp tác với IDH và Đại học Prince Edward Island là một cách để tăng cường hiệu lực của eFishery, từ đó giúp nông dân đối phó hàng loạt vấn đề dịch bệnh; đồng thời, đánh dấu bước ngoặt chuyển biến của eFishery từ một công nghệ cho ăn thông minh sang một nền tảng NTTS thông minh. Chúng tôi tin rằng, sử dụng dữ liệu và cộng đồng của chúng tôi như một đòn bẩy, kết hợp với các vùng kiến thức chuyên môn và mạng lưới toàn cầu từ Đại học Prince Edward Island và IDH có thể tạo ra một giải pháp chăn nuôi bền vững cho hàng triệu nông dân trên toàn thế giới, bắt đầu từ Indonesia.
Đại học Prince Edward Island sẽ giúp eFishery định hình dữ liệu sản xuất của nông dân, từ đó tạo ra một mô hình có thể dự báo được về thu hoạch, thả nuôi, cho ăn, và cảnh báo dịch bệnh sớm.
Sự hợp tác giữa eFishery và Đại học Prince Edward Island giúp cho quá trình chuyển giao kiến thức nghiên cứu dịch bệnh học thủy sản hàng đầu thế giới tới nông dân trở nên dễ dàng hơn; từ đó đáp ứng nhu cầu của nông dân trong quản lý dịch bệnh tối ưu và giảm thiểu tác động dịch bệnh, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Prince Edward Island, Larry Hammell cho biết.
Dự án này nhằm mục tiêu tăng hiệu quả sản xuất cho 1.000 hộ nuôi thủy sản tại West Java qua nâng cao kiến thức cho họ về các tác động dịch bệnh lên tăng trưởng trung bình, tiêu thụ thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ chết và cỡ thương phẩm; đồng thời nâng cao năng lực phán đoán tình hình trại nuôi cho các hộ nông dân này.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới nuôi 2 giai đoạn đã được người dân triển khai và bước đầu đạt hiệu quả cao hơn so với mô hình nuôi tôm truyền thống.
Nhật Bản hiện đang chi nhiều tiền hơn cho surimi do nhu cầu đối với các sản phẩm của Mỹ, châu Âu và Trung Quốc tăng lên.
Xuất khẩu cá tra hai tháng cuối năm tiếp tục giảm nhưng không vượt quá 10% so với cùng kỳ năm trước và tính đến hết tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cá