Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi

Nguyên lý
Hệ thống biofloc cho phép các chất thải hữu cơ và quần thể vi sinh vật tồn tại trong ao nuôi.
Thông qua quá trình xáo trộn nước và sục khí để duy trì sự hiện diện của các hạt floc, chất lượng nước được đảm bảo.
Quản lý hệ thống nuôi theo công nghệ biofloc không đơn giản, đòi hỏi những kỹ thuật tương đối phức tạp cần thiết để đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt và đạt năng suất cao.
Hệ thống biofloc có thể vận hành với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp (khoảng 0.5 – 1%/ngày).
Trao đổi nước ít giúp cho sự phát triển và hoạt động của biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải hữu cơ và các chất dinh dưỡng.
Trong hệ thống biofloc, thay nước để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi được giảm tối thiểu, thay vào đó, việc xử lý chất thải được thực hiện ngay bên trong hệ thống nhờ vào vai trò của các vi sinh vật dị dưỡng.
Lợi ích
Biofloc cung cấp vai trò quan trọng là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh dưỡng tốt cho ao cá rô phi.
Việc nuôi cá rô phi bằng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi với năng suất cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Ngoài ra còn nâng cao an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả sử dụng và khả năng kiểm soát nước, giảm sự ảnh hưởng biến động thời tiết.
Quy trình nuôi
Cá rô phi được chọn vào nuôi là cá đơn tính đực dòng Novit 4, kích thước 7 – 10 g/con, nuôi với mật độ 5 con/m2.
Cho ăn 2 lần/ngày, với mức độ đáp ứng 90% so với nhu cầu.
Mỗi tuần cho cá nhịn ăn 1 ngày để kích thích cá sử dụng sinh khối biofloc trong ao.
Lượng biofloc cần cung cấp trong tháng đầu tiên là 3 – 5 ppm/ngày.
Từ tháng thứ 2, khi có sẵn lượng Biofloc trong hệ thống thì ta chỉ cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học có thành phần vi sinh là nhóm vi khuẩn Baciluss để duy trì ổn định lượng biofloc trong ao.
Bổ xung mật rỉ đường có hàm lượng Cacbon là 37,5%, 1 tuần/lần, để cung cấp thêm nguồn Cacbon.
Trong quá trình nuôi, vận hành hệ thống sục khí đáy suốt ngày đêm kết hợp với máy quạt nước để trộn đều nước ao từ tầng đáy lên tầng mặt và tạo dòng nước chảy trong ao.
Trong 2 tháng đầu chỉ chạy máy quạt nước khi bón bổ sung rỉ đường và biofloc mồi.
Sau đó sử dụng cả sục khí đáy và quạt nước liên tục cho đến khi thu hoạch để duy trì dưỡng khí và đảm bảo biofloc lơ lửng trong nước.
Thu hoạch
Ứng dụng tại Hải Dương với mô hình quy mô 5 ha, sau 6 tháng, trung bình của cá nuôi đạt 624,2 g/con, Năng suất đạt 26 tấn/ha/vụ nuôi 6 tháng; thời gian cá đạt đến cỡ trung bình 500 g/con sớm hơn 18 ngày so với nuôi thâm canh thông thường.
Về hiệu quả kinh tế, tổng đầu tư cho 1ha nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm có ứng dụng biofloc khoảng 542 triệu đồng; tổng doanh thu 689 triệu đồng; lãi ròng 147 triệu đồng; tỷ lệ lợi nhuận/vốn đạt 27,1% cho một chu kỳ nuôi 6 tháng.
Tuy nhiên, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm thì mô hình này phù hợp với những cơ sở nuôi có khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ.
Related news

Cá Rô phi (thuộc họ Cichlidae, giống Oreochromis) hiện được nuôi phổ biến nhất là loài cá Rô phi vằn - niloticus (là giống nhập vào nước ta từ Đài Loan từ năm 1974) và loài cá Rô phi đỏ - Red Tilapia (nhập từ Malaixia năm 1985) là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều vùng cuả các nước nhiệt đới, đồng thời cũng có khả năng rộng muối (từ 0‰- 40‰) và đặc biệt, nó có đặc tính ăn tạp nên rất được nông dân ưa chuộng chọn nuôi. Hiện nay cá Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới sau nhóm cá Chép Fitzsimmons và Gonzalez, 2005 – Trích dẫn bởi Trung tâm tin học, Bộ Thủy sản, 2005) với sản lượng năm 2007 là 2.121.010 tấn.

Năm 2010 Trung tâm Ứng dụng KHKT TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Hơn 8.000 con cá rô phi đơn tính dòng GIFT đã được thả ở diện tích 2.000 m2, kích cỡ 3-4 cm/con (150 con/kg), mật độ thả 4 con/m2.

Ở nước ta cá sống nhiều và thích hợp với điều kiện nước ngọt vùng châu thổ sông Mê Kông. Hiện nay giống cá này được gây giống nhân tạo ở hầu hết các cơ sở sản xuất cá giống trong vùng.

Thời tiết sang xuân đang dần ấm lên cộng với mưa xuân lất phất là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi nảy nở. Đối với nghề sản xuất cá giống khi nhiệt độ từ 22 – 280C sẽ là lý tưởng để chuẩn bị cho cá đẻ.

Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.