Ứng dụng AI đánh giá chất lượng cá ngừ tại Nhật Bản
Cơ quan nghề cá Nhật Bản vừa bắt đầu ứng dụng Chương trình trí tuệ nhân tạo (AI), còn được gọi là Tuna Scope để đánh giá chất lượng cá ngừ trước khi xuất khẩu. Đây là một phần của chương trình hỗ trợ xuất khẩu thủy hải sản tại quốc gia này.
Dentsu, tập đoàn đứng sau chương trình Tuna Scope vừa cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo của Dentsu cho công ty xuất khẩu Misaku Megumi Suisan để đảm bảo những lô hàng cá ngừ xuất khẩu của Misaku đạt chất lượng cao nhất khi tới tay khách hàng tại Singapore và Mỹ.
Công cụ trí tuệ nhân tạo có thể quyết định chất lượng của cá ngừ dựa trên những đánh giá mặt cắt ngang của phân đuôi cá ngừ - tương tự công nghệ mà các hãng bán buôn cá ngừ tại Nhật Bản đang sử dụng hiện nay.
Nhóm chuyên gia tại Dentsu đã xem xét 5.000 hình ảnh mặt cắt ngang của cá ngừ được ghi lại và dựa vào những dữ liệu quyết định chất lượng để đánh giá cá ngừ theo từng tiêu chí gồm vị, kết cấu, độ tươi, và béo của cá ngừ.
Với Tuna Scope, Dentsu hy vọng có thể tạo ra một tiêu chuẩn mới cho những hãng kinh doanh cá ngừ toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Vi tảo là một trong số nhiều nguồn hợp chất mang hoạt tính sinh học được sử dụng thương mại để chiết xuất Beta-glucan.
Các nhà khoa học từ hai trường đại học Edinburgh và Stirling đã tìm ra các phương pháp chi phí thấp để nhận dạng cá hồi có tính trạng kháng bệnh rận biển
Cá rô phi (Oreochromis niloticus) bệnh có biểu hiện hôn mê, bơi gần mặt nước, vây bị mục, xuất huyết ở nắp mang, gây chết gần 40% cá nuôi.