Tỷ phú biển Hoàng Sa
Phải tranh thủ giữa tuần trăng, tàu không ra khơi, chúng tôi mới gặp được ngư phủ Nguyễn Ngọc Nam (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) sau nhiều lần hẹn.
“Là người làng biển, để sinh tồn cuộc sống không có cách nào khác là bám biển mưu sinh.
Nhưng muốn thoát cảnh nghèo thì phải đầu tư đóng tàu lớn, đủ sức bám biển dài ngày ở các ngư trường xa.
Nhiều đêm suy nghĩ, tôi bàn với mẹ và vợ quyết định vay tiền ngân hàng để đóng tàu lớn...Ðể làm giàu, tôi chọn vùng biển Hoàng Sa” - Nam chia sẻ.
Hiện Quảng Bình có hơn 500 chiếc tàu cá công suất lớn với hàng ngàn ngư dân thường xuyên đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa.
Họ đang ngày đêm bám biển Hoàng Sa làm giàu và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Năm 2010, đánh dấu một bước phát triển mới của gia đình Nam khi anh đã đóng mới được mới được con tàu mơ ước với công suất hơn 400CV.
Ngày hạ thủy con tàu, Nam mang theo 9 ngư dân thiện chiến, chọn ngư trường Hoàng Sa là điểm đến cho con tàu mới của mình.
Chuyến biển đó, từ vùng biển thiêng mà ông cha để lại, chiếc tàu của Nam thu về gần 400 triệu đồng.
Từ đó đến hết năm, Nam và những người bạn chài của anh có tất cả hơn 10 lần ra biển Hoàng Sa và lần nào cũng giúp anh thu về hàng trăm triệu đồng.
Nối tiếp thành công, năm 2011, Nam tiếp tục đóng thêm một tàu mới với công suất 400CV trị giá 1,2 tỷ đồng.
Hiện mỗi năm, tổng doanh thu 2 tàu cá của anh mỗi năm là 4,8 tỷ đồng, tạo việc làm cho 17 lao động.
Trừ hết chi phí, Nam còn lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Cũng giống như Nam, ngư dân Phạm Tuyển ở xã Bảo Ninh, thành phố Ðồng Hới cũng là một tỷ phú trẻ làm giàu từ vùng biển Hoàng Sa.
Mới 33 tuổi nhưng Tuyển đã là chủ của chiếc tàu cá trị giá 7 tỷ đồng và chưa bao giờ biết lỗ vốn sau mỗi chuyến ra Hoàng Sa. “Ra Hoàng Sa, nhờ tổ tiên, thần biển phù hộ, tàu của em bám sát luồng cá, chuyến nào cũng đầy các khoang.
Ðến cuối năm đó, tiền nợ ngân hàng, rồi tiền vay nóng em trả hết toàn bộ” - Tuyển tâm sự.
Có thể bạn quan tâm
Chiều cao hơn 3m và tuổi đời hàng trăm năm, cây khế cổ, khủng với trái sum suê của nghệ nhân ở Biên Hòa đã “ẵm” được Giải vàng tại Hội hoa xuân TP.HCM.
Thời bao cấp, làm Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) thường bị dân chửi nhiều lắm, nhưng với Chủ nhiệm HTX Nguyễn Bá Thanh thì ngược lại: Dân yêu mến, còn xã viên thì tôn sùng vô cùng. Đơn giản thôi, dưới bàn tay của ông, HTX Hòa Nhơn 3 (huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng) đã lột xác toàn diện…
Giữa đầm Thị Tường giáp Biển Tây Cà Mau, ngôi nhà sàn của ông Hai Hùng như dinh thự trên mặt nước. Ông dựng cơ ngơi, đưa vợ con ra ở hẳn trên đầm làm ăn khá giả, được suy tôn Vua đầm.