Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Tưới Nước Tiết Kiệm Cho Lúa

Tưới Nước Tiết Kiệm Cho Lúa
Ngày đăng: 05/04/2012

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đang phổ biến và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của Thạc sỹ Trần Văn Na (Phó Chi cục BVTV) cho các địa phương trồng lúa Đông Xuân năm 2011). Đây là kỹ thuật tưới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng đất, đặc biệt rất có hiệu quả đối với đất bị nhiễm phèn nhẹ của 2 huyện Phước Long và Hồng Dân - vùng trồng lúa Đông Xuân nhiều nhất tỉnh với hơn 25.000 ha.

Kỹ thuật tưới nước theo quy trình này chia làm nhiều công đoạn tưới cho cây lúa khác nhau; tưới khi cây lúa được 7 ngày, 25 ngày, 40 ngày, 75 ngày và đến lúc thu hoạch. Tùy theo từng giai đoạn phát triể của cây lúa, sẽ có chế độ tưới nước và giữ nước trên mặt ruộng khác nhau, ớc mức 1 cm, 3 cm, 5 cm... để luôn từ kênh nội đồng lên ruộng lúa và theo dõi mức nước trên ruộng.

Theo đó, mỗi ha ruộng lúa sẽ chọn 4-5 điểm cố định theo đường chéo góc hoạc theo đường zíx zắc trên thửa ruộng. Mỗi điểm đặt một ống nhựa cách bờ 3m, ống nhựa được đục thủng nhiều lỗ trên thân để nước vào, có chiều dài 25cm, đường kính 10 hoặc 20cm và được đặt sâu dưới mặt ruộng một đoạn 15 cm, trên mặt ruộng một đoạn 15cm. Đoạn ống đặt trên mặt ruộng có đánh dấu, vạch để theo dõi mức nước tướic cho ruộng lúa. Đoạn dưới mặt ruộng lấy hết phần đất trong ống để cho nước vào ống. Khi mực nước trong ống xuống thấp hơn mặt ruộng 10cm thì bơm nước cho ruộng lúa và tưới khi nào mức nước đạt đến vạch đã đánh dấu trên ống (theo từng giai đoạn tuổi của cây lúa) thì ngưng tưới.

Áp dụng đúng theo quy trình của kỹ thuật tưới nước này sẽ giảm được lượng nước tưới từ 4.00 - 4.700 met khối/ha/vụ so với cách thức tưới truyền thống của nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Cách Phòng Trị Bệnh Lúa Von Cách Phòng Trị Bệnh Lúa Von

Bệnh lúa von còn gọi là bệnh mạ đực, bệnh thối gốc (Foot-rot), hay bệnh vươn lóng (elongation disease). Tiếng Nhật gọi là bệnh bakanae. Do nấm Fusarium moniliforme-Gibberella fujikuroi. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây lúa còn ở giai đoạn mạ cho đến lúc thu họach

15/07/2011
Ngâm Ủ Hạt Giống Ngâm Ủ Hạt Giống

Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm. Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 470c trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 550c trong 10 phút

17/07/2011
Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa

Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long

14/07/2011
Bệnh Đốm Nâu Hại Lúa Bệnh Đốm Nâu Hại Lúa

Bệnh đốm nâu do nấm gây nên. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa. Trong thời kỳ ngâm ủ, bệnh làm cho rễ mầm bị thối đen, lá mầm bị biến dạng, nếu bị nặng cây mầm bị chết hoặc phát triển không bình thường

16/07/2011
Bón Phân Giảm Chi Phí Cho Lúa Hè Thu Bón Phân Giảm Chi Phí Cho Lúa Hè Thu

Trong 3 vụ lúa hàng năm ở ĐBSCL, vụ lúa hè thu thường có lợi nhuận thấp nhất do chi phí cao mà năng suất lại thấp.

30/03/2012