Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ nông dân Việt Nam xuất sắc đến hình mẫu người nông dân mới

Từ nông dân Việt Nam xuất sắc đến hình mẫu người nông dân mới
Ngày đăng: 15/10/2015

Năm 2015, Chương trình bước sang năm thứ 3 và là một trong những sự kiện, hoạt động trọng tâm thiết thực chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN (14.10.1930 - 14.10.2015).

Những nhà nông năng động, sáng tạo

Chương trình đã bước sang năm thứ 3 và trong 3 lần tổ chức đã có hàng trăm hội viên, nông dân tiêu biểu được đề cử và trong số này, Hội đồng bình chọn chung khảo do T.Ư Hội NDVN chủ trì đã chọn ra được gần 200 gương mặt nhà nông xứng đáng nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.

Đây là những hội viên, nông dân có thành tích tiêu biểu nhất trong 3 phong trào thi đua của Hội NDVN gồm:

“Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”; “Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh”.

Những hội viên, nông dân được tôn vinh, nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” đều là những nhà nông năng động, sáng tạo, có ý chí vượt khó làm giàu và sống nghĩa tình trong cộng đồng.

Mô hình sản xuất, sản phẩm họ làm ra đều là những thế mạnh nông nghiệp của các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Nhiều người trong quá trình lao động, sản xuất đã tìm tòi, sáng tạo ra những sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

 

Quang cảnh buổi lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014" cho 63 nông dân giỏi từ 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.

Những người được bình chọn, tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” là hộ sản xuất kinh doanh giỏi không chỉ lao động, sản xuất vì mục đích thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn sống nghĩa tình, giúp đỡ bà con hàng xóm, cùng với Hội ND các cấp tham gia giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu ở nông thôn.

Xét toàn thể 19 tiêu chí thì những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” chính là những người có đóng góp đáng kể trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” cũng chính là những người phát huy hiệu quả nhất tiềm năng, thế mạnh của đất đai, lao động, vốn đầu tư và thị trường…

Họ đại diện cho những nông dân tiêu biểu nhất đã thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các giải pháp của Chính phủ trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong 30 năm đổi mới.

Thực tiễn sản xuất, kinh doanh của những nông dân giỏi trong đó có “Nông dân Việt Nam xuất sắc” trong 30 năm qua cũng là một trong những cơ sở cho Đảng, Nhà nước căn cứ vào đó nghiên cứu, xem xét tiếp tục có chỉ đạo về chủ trương, hoàn thiện các chính sách đã có, xây dựng và ban hành chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phác thảo hình mẫu người nông dân mới

Việt Nam đang ngày một hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng.

Nông nghiệp là lĩnh vực đã, đang và sẽ chịu nhiều áp lực mà trong đó thách thức đi liền với cơ hội.

Muốn hóa giải thách thức và biến cơ hội thành hiện thực thì một trong những yêu cầu đặt ra đối với lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn là phải xây dựng được một lớp nông dân tiên tiến, năng động, có kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực tiếp thu kiến thức mới, công nghệ mới, thích ứng với thị trường và thích nghi với “luật chơi” của các hiệp định, thỏa thuận thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và là thành viên.

Về nông dân, không ai khác chính là những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, “Nông dân Việt Nam xuất sắc” là lực lượng đầu tiên đối diện với những thách thức và góp phần hóa giải thách thức, biến cơ hội thành hiện thực.

Xây dựng nông thôn mới, tham gia tái cơ cấu nông nghiệp thành công yêu cầu phải có một lực lượng nông dân mới.

Những nông dân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của Hội NDVN; những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” chính là những hình ảnh ban đầu của người nông dân mới.

Nhằm thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Tham gia xây dựng nông thôn mới, T.Ư Hội NDVN đã xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.

Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã thông qua và ban hành Kết luận số 61-KL/TW ngày 3.12.2009 về Đề án này.

Ngày 3.7.2015, Ban chỉ đạo T.Ư của Ban Bí thư  đã tổ chức sơ kết trực tuyến toàn quốc 5 năm thực hiện Kết luận số 61.

Về cơ bản, 5 năm thực hiện Kết luận số 61, chúng ta thực hiện khá hiệu quả vế trước của Đề án là “nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…”, còn vế sau “xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam” thì chưa được quan tâm thỏa đáng.

Đó là lý do để T.Ư Hội NDVN đang chủ động xây dựng “Đề án về hình mẫu người nông dân mới”.

Về cơ bản, phác thảo ban đầu về hình mẫu người nông dân mới với 5 đặc điểm.

Đó là có tư duy mới; có nhận thức mới; có kiến thức mới; có đời sống văn hóa mới; và có quyết tâm mới.

Phải có lớp nông dân mới thì xây dựng nông thôn mới mới thành công, mới bền vững, thành quả xây dựng nông thôn mới mới được giữ gìn, phát huy.

Quá trình hội nhập và phát triển của đất nước cũng khó đảm bảo ổn định, thành công nếu không có người nông dân mới bởi dù muốn hay không chúng ta vẫn phải đối mặt với một thực tế 70% dân cư sống ở nông thôn, hơn 50% lao động trong nông nghiệp, hàng chục triệu hộ nông dân sống bằng sản xuất nông nghiệp.

“Đề án về hình mẫu người nông dân mới” do T.Ư Hội NDVN xây dựng sẽ tham gia giải quyết những khó khăn hiện nay của người nông dân về tư duy, nhận thức, kiến thức, quyết tâm và đời sống văn hóa mới.

Khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí nguồn lực thực hiện, hơn ai hết, những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân điển hình tiên tiến, “Nông dân Việt Nam xuất sắc” phải là những người tiên phong trong thực hiện.

Và đó cũng là một trong những phương tiện thiết thực để xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh thời hội nhập…

Chương trình lễ tôn vinh, trao danh hiệu: Ngợi ca và khẳng định vị thế người nông dân

Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN, Trung ương Hội ND Việt Nam chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương chỉ đạo Báo NTNN, Công ty Hợp tác Quốc tế (IDCC), Đài Truyền hình Việt Nam, Công ty Phân bón Bình Điền tổ chức Lễ tôn vinh, trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” kết hợp chương trình giao lưu – nghệ thuật “Ngợi ca người nông dân”.

Theo tổng đạo diễn Phương Bắc, chương trình nghệ thuật năm nay sẽ ngợi ca người nông dân và các ngành nghề sản xuất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhằm tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị thế của người nông dân Việt Nam.

Ngoài những ca khúc tự hào về người nông dân, tại lễ tôn vinh và trao danh hiệu còn có những phóng sự phản ánh chân thực về vai trò của người nông dân, những khó khăn mà nông dân gặp phải...

Tại Lễ tôn vinh, 63 nông dân tiêu biểu trên cả nước sẽ được vinh danh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”.

Theo ban tổ chức, chương trình có ý nghĩa quan trọng này sẽ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, cơ quan thông tấn báo chí trung ương, địa phương và đông đảo nông dân từ nhiều tỉnh, thành.

Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vào 20 giờ ngày 14.10, từ Nhà hát Lớn Hà Nội.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Kỹ Thuật Treo Bịch Nấm Chuyển Giao Kỹ Thuật Treo Bịch Nấm

Đây là hoạt động nằm trong Đề án giảm nghèo năm 2013 của trung tâm được thực hiện tại xã Cẩm Mỹ. Tham gia đề án có 22 hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

14/02/2014
Để Nuôi Cá Chép Giống V1 Đạt Năng Suất 2 Tấn/ha Để Nuôi Cá Chép Giống V1 Đạt Năng Suất 2 Tấn/ha

Khi nuôi cá trong ao, hồ, bà con ta thường nuôi với công thức: Mè, trôi, trắm, chép. Công thức ấy tuy đã cũ nhưng nhiều nơi vẫn áp dụng.

14/02/2014
“Chúa Đất” Miền Tây “Chúa Đất” Miền Tây

Hơn 20 năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để khai hoang vùng đất chua, mặn Tứ giác Long Xuyên, giờ Sáu Đức đã có số vốn đất lận lưng thuộc hàng “khủng” nhất nước.

14/02/2014
Chuẩn Bị Đất Trồng Lúa Đông Xuân Chuẩn Bị Đất Trồng Lúa Đông Xuân

Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.

14/02/2014
Hỗ Trợ Đồng Bào Chăm Nuôi Bò Thịt Hỗ Trợ Đồng Bào Chăm Nuôi Bò Thịt

Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà con nhận bò nuôi sẽ phải hoàn trả vốn bằng tiền như giá trị ban đầu vay mua bò (22 triệu đồng/cặp) để dự án tiếp tục phân bổ cho hộ nghèo các địa phương khác. Mục tiêu của dự án là đến 2016 có từ 60 - 70% hộ nghèo sẽ thoát nghèo bền vững.

14/02/2014