Truy xuất nguồn gốc tôm
Ngoài tiêu chí ngon, sạch và rẻ, sản phẩm tôm có nguồn gốc rõ ràng đang là yếu tố quan trọng để chinh phục người tiêu dùng. Vì vậy, nhằm tạo niềm tin cũng như để tăng giá trị sản phẩm tôm thì việc cần làm là phải truy xuất được nguồn gốc.
Khái niệm
Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất. Qua việc truy xuất thông tin, người dùng sẽ biết được các quá trình từ việc tìm kiếm nguồn giống, trang trại, chế biến, vận chuyển, phân phối và đến tay người tiêu dùng.
Yêu cầu
Đối với truy xuất nguồn gốc, các cơ sở sản xuất phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau (có nghĩa là cơ sở phải lưu giữ thông tin để đảm bảo khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối đối với một sản phẩm được truy xuất), để đảm bảo khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm
Việc truy xuất phải có khả năng thực hiện được thông qua các thông tin đã được lưu giữ, bao gồm cả việc áp dụng hệ thống mã số nhận diện (mã hóa) sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở;
Cơ sở phải lưu giữ và cung cấp thông tin đảm bảo khả năng xác định: lô hàng sản xuất; lô hàng nhận, cơ sở cung cấp và lô hàng xuất, cơ sở tiếp nhận. Cụ thể:
+ Đối với lô hàng nhận:
– Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp lô hàng nhận;
– Thời gian, địa điểm giao nhận;
– Thông tin về lô hàng nhận (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);
+ Đối với lô hàng sản xuất: Thông tin về lô hàng sản xuất tại từng công đoạn (thời gian sản xuất, chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện lô hàng/mẻ hàng);
+ Đối với lô hàng xuất:
– Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng xuất;
– Thời gian, địa điểm giao nhận;
– Thông tin về lô hàng xuất (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);
+ Riêng đối với lô hàng nguyên liệu tôm nhập khẩu để chế biến, cơ sở phải đảm bảo lưu trữ thêm thông tin về nước xuất khẩu.
Hệ thống quản lý dữ liệu, mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc phải được lưu trữ bằng phương tiện phù hợp đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu và thời gian tối thiểu phải lưu trữ hồ sơ được quy định như sau: 6 tháng đối với sản phẩm tươi sống; 2 năm đối với sản phẩm đông lạnh, chế biến; 1 chu kỳ sản xuất đối với tôm giống.
Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất cũng phải có biện pháp phân biệt rõ lô hàng nhận/lô hàng sản xuất/lô hàng xuất để đảm bảo chính xác thông tin cần truy xuất.
Hệ thống
Hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm các nội dung chính sau:
Phạm vi áp dụng của hệ thống;
Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Thủ tục mã hóa sản phẩm phải đảm bảo thuận lợi để truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước;
Thủ tục ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất;
Thủ tục thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống;
Thủ tục truy xuất nguồn gốc (Ai? Làm gì? Làm như thế nào? Khi nào?);
Phân công trách nhiệm thực hiện.
Quy trình
Để xây dựng được quy trình truy xuất nguồn gốc tôm, cần tập trung 3 mắt xích chính: trại giống, cơ sở nuôi và nhà máy chế biến. Khi bắt đầu thực hiện một quy trình truy xuất tôm, nhà cung cấp giải pháp sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát về quy trình sản xuất sản phẩm từ trang trại đến nơi chế biến, vận chuyển và khi sản phẩm ra thị trường. Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo dõi sát sao từng quá trình, công đoạn để hình thành sản phẩm đảm bảo cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác tới khách hàng.
Bước 2: Lên quy trình thực hiện truy xuất nguồn gốc sao cho phù hợp với quy trình hoạt động và các quy chuẩn của doanh nghiệp. Để khi truy xuất, người tiêu dùng biết được từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối.
Bước 3: Xây dựng biểu mẫu nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu, thức ăn, chế phẩm vi sinh… Dựa vào biểu mẫu này, nhà cung cấp sẽ xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù sản phẩm của mỗi khách hàng doanh nghiệp.
Bước 4: Thiết lập hệ thống phần mềm theo đúng yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, để người dùng dễ thực hiện đồng thời thể hiện đầy đủ thông tin mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng.
Bước 5: Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc, các quy chuẩn về nhập liệu thời gian thực giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận cũng như sử dụng khi truy xuất nguồn gốc.
Bước 6: Nhà cung cấp triển khai phần mềm sử dụng trong thực tế, bảo hành và hỗ trợ trọn đời.
Trại giống –> trại nuôi trồng –> xưởng sản xuất, chế biến –> vận chuyển –> đại lý, siêu thị –> đến tay người tiêu dùng. Tại đây, người dùng sẽ tải phần mềm ứng dụng truy xuất nguồn gốc tôm và chỉ cần quét mã vạch QR Code trên sản phẩm. Nếu không đúng thương hiệu hoặc hàng giả, hàng nhái sẽ hiển thị những thông tin cảnh báo để người tiêu dùng tránh mua nhầm và ngược lại.
Có thể bạn quan tâm
Với 2 nội dung chính là: “Giải pháp tổng hợp kiểm soát dịch bệnh” và “Dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tôm nuôi”
Lươn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm như cỡ giống đồng đều, chất lượng ổn định, sử dụng được thức ăn viên giúp tăng tỷ lệ sống và thuận lợi trong quá trình nuôi
Nghề nuôi cá biển bằng lồng bè đang ngày một phát triển về cả quy mô và đối tượng nuôi, việc phòng và điều trị một số bệnh do ký sinh trùng