Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Bệnh do ký sinh trùng trên cá biển nuôi lồng bè

Bệnh do ký sinh trùng trên cá biển nuôi lồng bè
Tác giả: TS Lê Tuấn Sơn - Viện Nghiên cứu Hải sản
Ngày đăng: 09/10/2020

Nghề nuôi cá biển bằng lồng bè đang ngày một phát triển về cả quy mô và đối tượng nuôi, việc phòng và điều trị một số bệnh do ký sinh trùng trên cá nuôi biển (cá mú, cá hồng, cá chẽm, cá bớp…) là hết sức quan trọng.

Cá khi nuôi trong lồng phải chịu đựng rất nhiều yếu tố gây stress do mật độ nuôi cao và chất lượng môi trường không đảm bảo… dẫn đến cá hay mắc một số bệnh do ký sinh trùng gây ra.

Dấu hiệu bệnh lý

Cá có biểu hiện ngứa ngáy, bơi mất phương hướng, bệnh nặng cá bơi lờ đờ, gầy yếu, giảm ăn, bỏ ăn, đổi màu, chết rải rác, da có nhiều chấm trắng nhỏ li ti, xuất huyết nhẹ. Cá có mang nhợt nhạt, da và mang tiết nhiều nhớt.

Tác nhân gây bệnh

Cá bị nhiễm nhóm ký sinh trùng nhỏ như trùng quả dưa nước mặn (Cryptocaryon sp.), trùng bánh xe (Trichodina sp.), trùng miệng lệch (Brooklynella hostilis), sán lá đơn chủ (Heliotrema sp. & Pseudorhabdorynchus sp.). Phát hiện chẩn đoán bằng kính hiển vi quang học.

Đối với cá bệnh do nhóm ký sinh trùng lớn như đỉa biển (Zeylanicobdella sp.) bám ngoài da, bọ (Isopoda sp.) ký sinh trong miệng, hoặc nhóm giáp xác chân chèo (Cagilus sp.). Có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp kiểm tra.

Một số biện pháp an toàn sinh học

* Chất lượng con giống và truy xuất nguồn gốc: Con giống (cụ thể là cá giống) cần được kiểm tra đầu vào hoặc có giấy chứng nhận kiểm dịch đảm bảo không bị nhiễm một số mầm bệnh ký sinh trùng. Đồng thời, bằng cảm quan, con giống đảm bảo khỏe mạnh.

* Đối với lưới, khung lồng bè: Có tần suất thay lưới, vệ sinh lồng bè giảm sự tích tụ mầm bệnh. Chọn vị trí neo đặt lồng bè thích hợp, tránh đặt nơi vùng nước bị ô nhiễm.

* Đối với nguồn thức ăn và môi trường: Bên cạnh thức ăn công nghiệp, nguồn thức ăn chính được sử dụng trong nuôi cá biển là cá vụn, cá tạp. Đây chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho cá và làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa gây ra. Cần quản lý thức ăn thật tốt và không sử dụng thức ăn đã ươn, thối. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, lưu thông dòng chảy, đảm bảo lượng ôxy hòa tan.

* Đối với cá bệnh, cá chết xuất hiện trong quá trình nuôi: Xử lý cá chết, vệ sinh môi trường có cá chết tránh sự lây nhiễm và phát tán mầm bệnh.

Điều trị bệnh ký sinh trùng

– Tắm nước ngọt cho cá, thời gian từ 10 – 15 phút

– Tắm formol 200 – 300 ml/m3 trong thời gian 30 – 60 phút

– Tắm thuốc tím (KMnO4) cho cá bệnh nồng độ 10 ppm thời gian 30 phút.


Có thể bạn quan tâm

Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) tạo ra tài liệu hướng dẫn COVID-19 Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) tạo ra tài liệu hướng dẫn COVID-19

Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) tạo ra tài liệu hướng dẫn COVID-19 dành cho các cơ sở chế biến thủy sản

06/10/2020
Nuôi tôm hiệu quả - Giải pháp từ dinh dưỡng và phòng bệnh Nuôi tôm hiệu quả - Giải pháp từ dinh dưỡng và phòng bệnh

Với 2 nội dung chính là: “Giải pháp tổng hợp kiểm soát dịch bệnh” và “Dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tôm nuôi”

09/10/2020
Sản xuất lươn giống bằng thức ăn công nghiệp Sản xuất lươn giống bằng thức ăn công nghiệp

Lươn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm như cỡ giống đồng đều, chất lượng ổn định, sử dụng được thức ăn viên giúp tăng tỷ lệ sống và thuận lợi trong quá trình nuôi

09/10/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.