Trung Quốc Ngừng Nhập Thịt, Giá Lợn Giảm Nhanh

Giá giảm 15%
Chợ lợn An Nội (huyện Bình Lục, Hà Nam) là một trong những chợ lợn lớn nhất miền Bắc. Mỗi ngày chợ cung cấp hàng nghìn con lợn cho Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần được xuất đi TQ.
Một số thương lái ở đây cho biết, sau thông tin TQ ngừng nhập thịt, trong vài ngày nay, giá lợn đã hạ từ 53.000 đồng xuống còn 47.000 đồng/kg. Ngoài ra, sức mua lợn của các đại lý, lái buôn cũng giảm khoảng 15% so với trước. Nguyên nhân chính khiến giá giảm, vì một số đầu mối mua lợn để xuất đi đường chính ngạch đã dừng mua.
Ông Nguyễn Văn Nam - một thương lái thường xuyên xuất lợn đi TQ cho hay: “Mấy ngày nay, cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh không xuất lợn qua nữa, nên chúng tôi phải đi đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Chi Ma. Các đầu mối ở TQ đã lợi dụng việc ngừng nhập thịt để ép giá nên tôi đang tạm dừng xuất để thương lượng giá cả”.
Anh Trần Văn Hải - một nông dân đưa lợn đến bán ở chợ An Nội cho biết: “Giá lợn hiện nay thấp hơn trước Tết rất nhiều. Có ngày, lợn được nhập cho thương lái chỉ khoảng 38.000- 40.000 đồng/kg hơi, giảm nhiều so với mức 60.000 đồng/kg trước Tết".
“Ta về ta tắm ao ta!”
Theo nhận định của các thương lái ở chợ An Nội, với lượng lợn như hiện nay, thực tế vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Ông Tống Đức Du- Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Lục khẳng định: “Giá lợn hơi như hiện nay chưa tác động nhiều đến người chăn nuôi và họ vẫn có lãi. Để tránh thua lỗ, người dân có thể dừng không xuất lợn, chờ khi thị trường ổn định trở lại”.
Hầu hết số lợn được buôn bán ở chợ An Nội chủ yếu được xuất sang TQ qua con đường tiểu ngạch. Song theo phản ánh của các đại lý thu mua lợn ở đây, mấy ngày nay các lái buôn lợn của TQ cũng ít sang nhập lợn hơn. Trước tình hình này, nhiều đại lý đã chủ động phân phối nguồn hàng vào thị trường trong nước.
Đang “đóng” lợn lên xe chuẩn bị chở xuất đi TQ, anh Lê Văn Tiến cho biết: “Thực tế, lượng lợn xuất đi TQ theo đường chính ngạch rất ít, chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch, nên không ảnh hưởng nhiều lắm. Hơn nữa, giá lợn xuất đi TQ cũng chỉ nhỉnh hơn giá trong nước chút ít, nếu không xuất đi TQ, chúng tôi sẽ xuất đi các tỉnh khác”.
Anh Hoàng Văn Bình - chủ một đại lý ở chợ lợn An Nội cũng cho biết: “Chúng tôi mua và nhập cho các chủ đi tiêu thụ trong nước có khi còn được giá hơn các chủ nhập đi TQ. TQ cấm nhập thịt, có thể chỉ là “chiêu” ép giá để mua lợn với giá rẻ”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.