Trồng ổi lãi lớn

Hiện nay, nhà vườn trồng ổi ở Sóc Trăng chủ yếu tập trung tại huyện Kế Sách đang tích cực thâm canh, chăm sóc cây ổi để đạt năng suất và chất lượng cao vì giá ổi đang hấp dẫn, nhà vườn có lời khá.
Theo nhà vườn Phạm Văn Biết, tổ hợp tác nông nghiệp ấp Ninh Thới, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, giá ổi bán tại vườn hiện ở mức 6.000 đ/kg. Với giá này, người trồng ổi thu được lợi nhuận 3.000 đ/kg.
Đối với vườn ổi từ 2 năm tuổi trở lên, mỗi tháng cho thu hoạch 3 lần, năng suất đạt từ 650 – 800 kg/1.000 m2, lấy công làm lời thì lợi nhuận từ 1,9 – 2,4 triệu đồng/1.000 m2/tháng.
Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2015, giá ổi xuống thấp, có thời điểm giá bán tại vườn dưới 1.000 đ/kg khiến nhà vườn trồng ổi gặp nhiều khó khăn.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân trồng ổi “tái cơ cấu” bằng cách giảm diện tích ổi trồng xen, tỉa bớt trái, cắt nhánh, đôn cành (giảm ra hoa, đậu trái) để điều chỉnh sản lượng phù hợp, tránh dư thừa; tăng chất lượng ổi thông qua việc giảm lượng phân đạm (không chạy theo năng suất), bón bổ sung phân kali và các phân trung vi lượng; đồng thời tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp vừa nêu, cây ổi Sóc Trăng không phải áp dụng biện pháp “giải cứu” mà giá ổi còn tăng lên như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.

Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.