Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Trồng vải thiều GlobalGAP an toàn từ vườn lên bàn ăn

Trồng vải thiều GlobalGAP an toàn từ vườn lên bàn ăn
Tác giả: Phương Đông
Ngày đăng: 08/07/2016

Vui nhất có lẽ là những hộ thuộc nhóm nông dân sản xuất và xuất khẩu vải thiều ở thôn Kép 1, xã Hồng Giang. Ông Giáp Văn Thành, nhóm trưởng thổ lộ: “Từ đầu vụ đến nay, nhóm chúng tôi đón cả trăm đoàn khách tham quan, tìm hiểu về mô hình trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Thêm việc, bận bịu hơn nhưng vui lắm bởi cái tiếng vải thiều sạch của nhóm đã có nhiều người biết tới…”.

Được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhóm ông Thành gồm 23 hộ bắt đầu thực hiện chăm sóc vườn vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2015 trên diện tích 10ha. Cuối vụ thu hoạch, sản lượng vải quả đạt hơn 100 tấn, trong đó có tới 50 tấn được doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, giá thu mua là 30.000 đồng/kg, cao hơn 10.000 - 15.000 đồng/kg so với vải thiều trồng thông thường. Anh Nguyễn Văn Lưu - một trong những hộ thành viên trong nhóm có 2ha trồng vải thiều, trong đó có 1ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. “Riêng vải thiều GlobalGAP năm nay mang về cho gia đình khoản lợi nhuận 200 triệu đồng” - anh Lưu cho biết.

Theo ông Giáp Văn Thành, trồng vải thiều GlobalGAP giúp quả vải sạch, an toàn mà chi phí vật tư, phân bón, công sức giảm đi 1/3 so với canh tác thông thường. Chi phí giảm, giá bán cao hơn, lợi nhuận của người trồng vải thiều GlobalGAP cũng cao hơn. “Trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP vừa khỏe cho người trồng, khỏe cho người tiêu dùng, an toàn từ vườn đến bàn ăn…” -ông Giáp Văn Thành khoe.

Trong lần đi khảo sát, nắm bắt tình hình nông nghiệp, nông dân mới đây tại Bắc Giang, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn đã tới thăm mô hình của nhóm nông dân sản xuất và xuất khẩu vải thiều thôn Kép 1, xã Hồng Giang. Chủ tịch Lại Xuân Môn chia sẻ những thành công bước đầu của những hộ trong nhóm và gợi ý, để việc trồng vải thiều GlobalGAP bền vững, bên cạnh việc nhân rộng mô hình, địa phương và các nhóm nông dân cần phát triển thêm mô hình du lịch sinh thái vào vụ vải; đa dạng hóa, rải vụ bằng cách đưa tỷ lệ phù hợp giống chín sớm, chính vụ và chín muộn…


Có thể bạn quan tâm

Bị gọi là điên vì phá rừng keo trồng sim dại Bị gọi là điên vì phá rừng keo trồng sim dại

Trong khi nhiều người đua nhau trồng rừng kinh tế, anh nông dân Phan Thanh Nhàn ở xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình lại làm việc ngược lại là... phá hàng chục ha rừng keo để đưa cây sim hoang dại về trồng.

08/07/2016
Thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên Thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên

Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT, Sở Công Thương Nghệ An và Công ty CP Tập đoàn Thương mại và Truyền thông Bắc Hà tổ chức Hội chợ triển lãm Nông nghiệp – Thương mại vùng Bắc Trung Bộ từ ngày 5-11.7 tại TP. Vinh (Nghệ An).

08/07/2016
Nông nghiệp lần đầu tiên tăng trưởng âm phải liên tục suy nghĩ, trăn trở Nông nghiệp lần đầu tiên tăng trưởng âm phải liên tục suy nghĩ, trăn trở

Trong thời gian tới, cần phải làm gì để vừa khôi phục tăng trưởng của ngành nông nghiệp, vừa hỗ trợ đời sống nông dân tốt hơn? Xung quanh vấn đề này, NTNN ghi lại một số giải pháp mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã đưa ra.

08/07/2016