Trồng Tre Măng Điền Trúc
Cây tre lấy măng Điền Trúc đã góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Cơ Tu tại xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sau 3 năm thâm canh tre măng cho thu hoạch từ 20 - 30 tấn/ha/năm. Với giá bán 4.000 - 8.000 đ/kg thì 1 ha cho thu nhập khoảng 80 - 240 triệu đ/năm.
Mạnh dạn chuyển đổi
Ông Lê Văn Hai, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng cho biết, cây tre măng Điền Trúc được đưa về từ năm 2003 trồng thí điểm tại 3 xã Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Bắc (Hòa Vang) với diện tích trên 15 ha.
Đến năm 2010, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, cùng sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng (nguồn kinh phí Trung ương và địa phương) hỗ trợ 100% cây giống, phân bón đã nhân rộng mô hình tre măng Điền Trúc ở 2 thôn Tà Lang và Dàn Bí lên 4,2 ha (mỗi ha 500 gốc). Đây là 2 thôn nghèo của xã Hòa Bắc, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống.
Trước đó, mô hình tre măng Điền Trúc trồng thí điểm ở 2 thôn này với diện tích 2 sào. Nhưng do tập quán canh tác của người dân miền núi thường thả rông trâu bò nên nương rẫy trồng măng bị phá hoại, hiệu quả chưa cao. Rút kinh nghiệm lần trước, Trung tâm phối hợp với Hội Nông dân xã Hòa Bắc vận động người dân rào vườn không thả rông trâu bò vào ban đêm nên hầu như nương rẫy không bị phá hoại, sau 3 năm trồng hiệu quả trông thấy.
Đến nay, đã có hơn 60 hộ trên tổng số 208 hộ dân tộc Cơ Tu ở hai thôn Tà Lang, Dàn Bí trồng tre măng Điền Trúc, trung bình mỗi hộ trồng từ vài sào tới hơn 1 ha hàng năm cho thu nhập đáng kể.
Dễ chăm sóc, lợi nhuận cao
Anh Nguyễn Cửu Phi (thôn Tà Lang) cho biết năm 2010 gia đình anh chỉ trồng 30 gốc tre măng Điền Trúc thử nghiệm, qua hơn 2 năm thấy hiệu quả nên trồng thêm 270 gốc. Theo anh, sau thời gian chăm sóc, theo dõi sinh trưởng và phát triển của tre Điền Trúc cho thấy giống cây này phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương.
Tre măng sinh trưởng phát triển tốt, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh lạ. Hầu hết diện tích trồng tre của người dân có tỷ lệ cây sống cao đạt trên 90%, chiều cao cây tre đạt 2 - 3 m. Hiện có khoảng trên 85% số gốc đã ra măng và phát triển thành 1 - 3 cây tre.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn tre măng lâu năm của mình, anh Đỗ Tiến thổ lộ: “Năm 2003, tôi trồng 70 gốc thử nghiệm, tới năm 2007 trồng thêm 80 gốc, thấy dễ trồng và chăm sóc nên nhân giống vườn măng của mình lên 400 gốc như hiện tại. Năm đầu tiên tôi trồng định hình, sang năm thứ 2 cho thu hoạch bói (chưa chính thức) vì để tre phát triển thêm cây mới, đến năm thứ 3 thì cho thu hoạch đại trà”.
Với hơn 400 gốc mỗi năm anh Tiến thu hoạch khoảng 16 - 24 tấn măng/năm, bình quân 40 - 60 kg măng/gốc tre/năm. Khi được giá bán 4.000 - 8.000 đ/kg cho thu nhập khoảng 64 - 190 triệu đ/năm. Ngoài việc bán tre măng anh Tiến còn nhân chiết giống bán cho Công ty Giống cây trồng Đông Giang (Quảng Nam) và Nông trường Hải Vân (Đà Nẵng). Hàng năm anh nhân chiết khoảng 3.000 - 5.000 cây giống tùy theo nhu cầu thị trường.
Theo anh, trồng măng rất dễ bán vì nguồn cung luôn thiếu so với nhu cầu thị trường lại được tư thương tới tận nơi thu mua. Mặt khác, nếu măng ra trái mùa thì giá bán cao hơn từ 8.000 - 10.000 đ/kg. Thị trường tiêu thụ măng tại Đà Nẵng khá ổn định, thu hoạch bán rất nhanh, chưa có tình trạng rớt giá thê thảm.
Ông Đỗ Viết Vỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Bắc cho biết: “Đồng bào Cơ Tu vui mừng, phấn khởi khi cây tre măng Điền Trúc có giá trị kinh tế cao góp phần giảm nghèo, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều lần, sản phẩm từ măng có thể chế biến ra nhiều loại như măng tươi, măng khô, măng luộc... tiêu thụ thuận lợi tại thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng”.
Có thể bạn quan tâm
Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.
Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…
Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.
Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.
Về Tân Khánh những ngày này, chúng tôi được hòa cùng không khí nhộn nhịp của những người chăn nuôi, từ việc cung ứng cám, thuốc thú y, chăm sóc cho đàn gà, rồi cảnh tập nập xe tải đến thu mua. Dọc trục đường từ xóm Hoàng Mai, qua Na Ri, xóm Tranh, Kê…trên những quả đồi bát úp là thấp thoáng chuồng trại lợp proximăng để che mưa nắng cho gà. Những con gà ri sắp đến ngày được xuất bán, lông vàng tươi, mượt mà chỉ nhìn thôi cũng đủ thích mắt.