Kỹ thuật trồng cây sơri - Phần 1
Vùng biển Gò Công của Tiền Giang, là nơi canh tác sơ ri với diện tích khá lớn trên 300 hecta, 2 năm qua, nông dân vùng này sản xuất sơ ri theo quy trình thực hành nông nghiệp viết tắt là GAP.
Cây sơ ri sinh trưởng rất là tốt, có thể bà con trồng trong vòng một năm là sẽ có thu hoạch trái chiến.
Trong vòng 3 năm thì năng suất sẽ đạt cao nhất, thời gian sinh trưởng của cây sơ ri đến khi mà năng suất giảm không còn nữa thì thường cũng phải là 25 - 30 năm.Sơ ri dễ trồng và có thể phổ biến trong nông dân trên những vùng đất nhiễm mặn.
Chọn và nhân giống
Bà con nên chọn loại cây có độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi, cây khỏe để làm giống.
Có hai cách nhân giống, đó là phương pháp chiết cành và phương pháp giâm cành.
Nhưng hiện nay, bà con nông dân chỉ áp dụng biện pháp chiết cành vì chúng hiệu quả hơn.
Khi chiết cành, chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ.
Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.
Trồng và chăm sóc
Ở Gò Công, sơ ri chủ yếu được trồng ở vùng nhiễm mặn, trên đất cát vòng ra biển.
Bà con nên tiến hành cày hoặc cuốc lập đất từ 1-2 lần.
Sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng cách 5x5m, hố có kích thước 30x30 cm.
Tốt nhất bà con nên trồng vào thời điểm tháng 5, tháng 6, chậm nhất là qua tháng 7, sau khi trồng bà con nhớ giữ cho cây sơ ri đứng thẳng.
Bà con có thể dùng cây nọc để buộc cây sơ ri vào, cho cây đứng thẳng.
Đào hố sâu 30, rộng 30-40 cm2, sau đó rắc phân hữu cơ oai mục, rồi trộn một ít NPK 20-20-15 + TE.
Sau đó, trộn cái hỗn hợp này đều vào trong đất, sau đó phải qua một lớp đất phủ lên trên mặt, đặt cái bầu sau cho đáy bầu nó vừa tiếp xúc với phần thân mà bà con mới vừa lót, để cho cây mau bén rễ.
Cắm cây, bà con nên nhớ là cắm cây dưới gió để tránh cây bị xao động nhiều, làm ảnh hưởng đến rễ mới ra sau này.
Cây chưa có trái
+ Bón Super lân 1 lần vào và dầu mùa mưa.
+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.
Cây đã có trái
+ Bón super lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.
+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 5 lần theo 5 đợt hoa.
Mỗi đợt, Urê và Kali chia làm 2 kỳ: kỳ đầy lúc cây vừa đậu trái, kỳ sau ngay sau lúc thu hoạch rộ.
Kết hợp phân bón với xới xáo dưới gốc cây.
Bón phân cho sơ ri kinh doanh: Lần 1 sau khi thu hoạch, tỉa cành tạo tán, bón 15-30kg phân chuồng hoai và 0,5-1kg At 1/cây; lần 2 trước khi ra hoa, bón 0,5kg At2 để nuôi bông kết hợp phân bón lá 007, khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày; lần 3 sau đậu trái, bón 1-2kg At 3 hoặc NPK 13-13-13+Te, kết hợp phun phân bón lá 007 để giữ hoa hoặc 009 để trái bóng đẹp, khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Thông thường sơ ri cho 5 đợt trái trong năm, cứ sau mỗi đợt thu hoạch rộ, bón 0,5-2kg NPK 13-13-13+Te kết hợp phun phân bón lá 007 để dưỡng hoa khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, và sau khi đậu trái bón 1-2kg At3 hoặc NPK 13-13-13+Te kết hợp phun phân bón lá 009 để trái bóng đẹp, khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày và phun trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Sơri là một trong số ít các loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo dinh dưỡng...
Sơ ri hay còn gọi là cây kim đồng nam được trồng nhiều ở Gò Công Tiền Giang, có giá trị kinh tế cao. Sơ ri còn có thể sử dụng làm siro vì thế chúng được nhiều người tin dùng.