Trang chủ / Rau củ quả / Khổ qua (Mướp đắng)

Trồng Mướp Đắng Trái Vụ

Trồng Mướp Đắng Trái Vụ
Ngày đăng: 30/08/2013

Mướp đắng là một loại rau quả bán được giá trên thị trường, vì vậy, nông dân đã tiến hành trồng quanh năm. Thời vụ trồng chính của mướp đắng là từ tháng 3 đến tháng 9, song hiện nay, nhờ ứng dụng các biện pháp chăm sóc tốt nên mướp đắng trồng trái vụ cũng cho thu hoạch năng suất khá.

Nếu vào chính vụ, mướp đắng có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, đất bùn... điều quan trọng là phải làm đất tơi xốp. Tuy nhiên vào mùa mưa nhiều, trồng mướp đắng nên chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, bằng phẳng, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5- 6,5.

Đất được làm kỹ (không nên làm đất quá mịn), làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống cao từ 1,3-1,4 m, mặt luống rộng từ 1-1,2 m. Khoảng cách trồng cây cách cây 25 cm và hàng cách hàng 75- 80 cm.

Các khu vườn trồng mướp đắng nói riêng hoặc các loại cây thực phẩm nói chung nên chọn vùng đất cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải...

Phân chuồng dùng để bón lót khoảng 0,75 - 1 tấn/sào; cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân xanh, rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng. Tuyệt đối không được dùng phân tươi để bón hoặc tưới cho mướp vì dễ mắc các loại sâu bệnh.

Phân đạm dùng để bón thúc với lượng khoảng 5- 6 kg/sào, chia làm 4 lần. Phân lân 3 kg/sào dùng để bón lót. Kali từ 4,5- 5 kg/sào, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc. Bón thúc lần 1 khi cây có 4- 5 lá thật, bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu nở hoa, bón thúc lần 3 khi thu hoạch quả đợt 1 và 2, bón thúc lần 4 khi thu hoạch quả đợt 3.

Ngoài các loại phân dùng để bón vào đất, có thể sử dụng thêm các loại dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng phun qua lá theo hướng dẫn sử dụng ghi ở toa nhãn.

Trong quá trình bón phân cần làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn. Cần phải làm sạch cỏ không để cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với mướp đắng. Dùng nguồn nước sạch để tưới, tuyệt đối không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm cho đất trong vườn mướp vào các đợt hoa cái nở rộ và bắt đầu đậu quả khoảng từ 80- 85%.

Nếu độ ẩm quá cao khi mưa nhiều cần tỉa bỏ lá già để giàn thoáng cho bốc hơi nước nhanh. Cần làm hệ thống thoát nước nhanh, không để vườn mướp ngập nước lâu ngày gây thối gốc. Khi thu hoạch quả nên chú ý chỉ thu hoạch sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày để cho cây có thời gian phân giải đạm. Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc để cho cây tập trung dinh dưỡng vào các quả đẹp.

Mướp đắng thường bị các loại sâu bệnh như dòi đục quả, dòi đục lá, sâu xanh, bệnh phấn trắng... Đối với dòi đục quả, dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC. Sâu xanh thì dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC. Dòi đục lá dùng Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC. Bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC.

Chú ý, tất cả các loại thuốc phun trừ sâu, bệnh và dòi cho mướp đắng cần phải có thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày sau khi phun thuốc mới được thu hoạch quả (đối với các loại thuốc trừ bệnh thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày).

Phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nông dân đều trồng các loại giống mướp đắng địa phương, sau khi gieo khoảng 50 ngày là có thể bắt đầu cho thu hoạch quả. Cần thu hoạch mướp đúng độ chín nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.

Loại mướp đắng địa phương cho năng suất không cao bằng các giống mướp cao sản nhưng chất lượng tốt hơn nhiều nên bán được giá trên thị trường, khoảng hơn 10.000/kg đã mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân. Tuy nhiên, trồng mướp đắng trái vụ thường bị nhiều loại sâu bệnh, bà con nông dân cần chú ý chăm sóc đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng khổ qua an toàn Kỹ thuật trồng khổ qua an toàn

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng không những được dùng làm rau mà còn được sử dụng hỗ trợ trừ bệnh tiểu đường, mát gan nên có sức mua cao, nhất là về mùa hè. Khổ qua được trồng trên nhiều loại đất khác nhau và có thể được trồng quanh năm.

26/09/2016
Phòng trừ ruồi đục lá và ruồi đục trái gây hại trên khổ qua Phòng trừ ruồi đục lá và ruồi đục trái gây hại trên khổ qua

Trong quá trình sinh trưởng, khổ qua bị rất nhiều loại sâu bệnh tấn công, trong đó, có hai loại ruồi gây hại rất phổ biến là ruồi đục lá và ruồi đục trái

28/04/2017
Phương pháp trồng mướp đắng nấu canh giải nhiệt mùa hè Phương pháp trồng mướp đắng nấu canh giải nhiệt mùa hè

Cây mướp đắng là loài thực vật có kỹ thuật trồng không phức tạp, là một món ăn giải nhiệt và bổ dưỡng cho mùa hè nên được trồng ở nhiều nơi.

27/12/2017
Phòng trừ ruồi đục khổ qua bằng chế phẩm sinh học Phòng trừ ruồi đục khổ qua bằng chế phẩm sinh học

Nửa sào khổ qua của ông Bùi Viết Mai ở thôn Hưng Mỹ đã hơn 4 tháng tuổi. Sau 10 lần thu hoạch, trái vẫn còn khá nhiều

23/03/2018
Phòng trừ ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây khổ qua Phòng trừ ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây khổ qua

Tỷ lệ ruồi đục quả gây hại ở ruộng mô hình thấp, từ 1 - 6%. Trong khi đó ruộng sản xuất đại trà có tỷ lệ ruồi gây hại từ 10 - 21%...

26/03/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.