Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng lúa theo biến đổi khí hậu

Trồng lúa theo biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 16/09/2015

Đây là mô hình đem nhiều lợi ích, vừa đầu tư chi phí thấp mà đem lại năng suất cao, đồng thời ổn định môi trường sản xuất lâu dài cho bà con nông dân…

Kỹ thuật trồng lúa SRI kết hợp áp dụng 3 giảm, 3 tăng là phương pháp canh tác dựa trên các cơ sở khoa học xuất phát từ thực tế sản xuất lúa hiện nay. Bởi một số biện pháp canh tác truyền thống của bà con nông dân đã cản trở và làm giảm sức sống tiềm năng của cây lúa, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường.

Xuất phát từ tình hình thực tế, mô hình canh tác theo SRI được triển khai tại 2 ấp, Tân Thuộc và Tân Hiệp, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Mô hình “3 giảm, 3 tăng” được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư tại ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Dự án được thực hiện trên diện tích 60 ha, có 120 hộ nông dân tham gia. Trong vụ hè thu đầu tiên, bà con sử dụng giống OM6162, thời gian xuống giống và quá trình chăm sóc đều được cán bộ khuyến nông - khuyến ngư tỉnh hướng dẫn.

Ðến nay, vụ lúa hè thu đã bắt đầu thu hoạch, ước đạt năng suất khoảng 6 tấn/ha, tăng hơn 0,5 tấn so với sản xuất ngoài mô hình. Ông Nguyễn Văn Lâm, nông dân ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên, TP Cà Mau, cho biết: “So với trồng lúa theo truyền thống trước đây, áp dụng theo 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI có triển vọng hơn. Vụ mùa này năng suất khoảng 40 giạ/công, cao hơn cách trồng lúa truyền thống trước đây nhiều”.

Mô hình 3 giảm, 3 tăng với kỹ thuật trồng lúa SRI tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên bước đầu đã đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cách trồng lúa truyền thống. Chi phí đầu tư ít, nhưng đem lại năng suất cao, yếu tố môi trường được đảm bảo, giúp nông dân sản xuất ổn định lâu dài.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Tân Hiệp, cho biết: “Tôi vừa cắt xong 8 công đất lúa hè thu, năng suất từ 38 đến 40 giạ/công. Áp dụng 3 giảm, 3 tăng lúa ít sâu bệnh, phân bón cũng ít. Môi trường trồng lúa không bị ô nhiễm thuốc trừ sâu. Trước đây trồng lúa đầu tư nhiều hơn, nay trồng lúa kỹ thuật SRI chi phí thấp, lợi nhuận lại cao hơn trước nhiều”.

Mô hình điểm, 3 giảm, 3 tăng với kỹ thuật trồng lúa SRI, tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên được bà con nông dân tín nhiệm, các cơ quan chuyên môn cũng đánh giá cao mô hình. Ðây là mô hình cần được triển khai nhân rộng.

Ông Thái Văn Tính, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Cà Mau, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn TP Cà Mau còn một số xã quy hoạch trồng lúa, như xã Lý Văn Lâm, An Xuyên đã triển khai cánh đồng lớn, bước đầu đem lại hiệu quả hơn. Mô hình 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI này là hình thức sản xuất mới cho bà con nông dân. Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các địa phương còn lại áp dụng mô hình này”.

Hiện nay, bà con nông dân nhiều nơi còn canh tác lúa theo cách truyền thống, vừa đầu tư nhiều chi phí, hiệu quả lại không cao, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu còn ảnh hưởng đến yếu tố môi trường. Mô hình áp dụng 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên đã khắc phục những hạn chế của cách trồng truyền thống. Mô hình này, bà con nông dân cần phát huy và nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang) Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang)

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

12/11/2014
Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014