Trồng Khoai Tây Solara Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Nguyên

Ngày 24/1, tại xã Bá xuyên, Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Sông Công (Thái Nguyên) tổ chức Hội thảo mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông 2012 nhằm đánh giá năng suất, chất lượng của giống khoai tây Solara, nhập khẩu từ nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Vụ đông năm 2012, nông dân trên địa bàn thị xã đã trồng được gần 7 ha giống khoai tây Solara tại 4 xã: Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn, Bá Xuyên. Trong quá trình trồng, các hộ được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 40% tiền giống, 60% tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy, giống khoai tây Solara có thời gian sinh trưởng ngắn, (85 - 90 ngày), tỷ lệ cây mọc sau trồng đạt 90%. Cây to mập, lá xanh đậm, củ vàng, có khả năng chống chịu với sâu bệnh nhất là bệnh xoăn lá và chết héo. Năng suất thu hoạch đạt trên 16 tấn/ha, thu lợi nhuận đạt gần 70 triệu đồng/ha. Theo đánh giá của bà con, đây là giống khoai tây phù hợp với chất đất của địa phương và mong muốn được tạo điều kiện để mở rộng diện tích trong các vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN-PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm 2015 của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn.

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thuốc thú y, sản phẩm hỗ trợ chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm.

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đầy 3km, phường Tân Lập được xem là vùng chuyên canh rau quả cung cấp chính cho thị trường thành phố.

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”