Trồng khổ qua bao trái cho lợi nhuận cao
Thấy giàn khổ qua của gia đình thường xuyên bị ruồi đục trái gây hại làm giảm chất lượng và năng suất, dù đã phun thuốc để phòng trị nhưng hiệu quả không cao, anh Lưu Ngọc Đầy, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đã mua bọc ni-lông về thử bao trái, nhưng không ngờ hiệu quả hơn cả sự mong đợi.
Trồng khổ qua bao trái có nhiều ưu điểm hơn cách trồng thông thường.
Ruồi đục trái không còn gây hại nữa, chất lượng trái đẹp, giá bán cao hơn bình thường từ 300-500 đồng/kg.
Anh Đầy cho biết, trồng khổ qua bao trái không chỉ ít bị sâu hại mà còn hạn chế sử dụng thuốc hóa học, lợi nhuận nhiều hơn so với trước.
Cách bao trái khá đơn giản, khi thấy trái khổ qua lớn bằng đầu đũa ăn là dùng bọc bao lại, sau đó dùng dây buột miệng bọc, đến khi thu hoạch thì tháo bọc ra để bao cho trái khác.
Với giàn khổ qua chiều dài 150m, cách một ngày anh thu hoạch khổ qua một lần được từ 50-60kg, bán với giá 7.000 đồng/kg, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng một tháng.
Có thể bạn quan tâm
Mướp đắng (khổ qua) trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa. Nếu áp dụng màng phủ nông nghiệp sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng không những được dùng làm rau mà còn được sử dụng hỗ trợ trừ bệnh tiểu đường, mát gan nên có sức mua cao, nhất là về mùa hè. Khổ qua được trồng trên nhiều loại đất khác nhau và có thể được trồng quanh năm.
Loài côn trùng đang gây hại trên các vườn trồng mướp đắng mà bạn đề cập trong thư không phải là ong vàng mà là một loài ruồi vàng đục quả