Trang chủ / Rau củ quả / Khổ qua (Mướp đắng)

Diệt trừ ruồi vàng hại mướp đắng

Diệt trừ ruồi vàng hại mướp đắng
Tác giả: Công Hào
Ngày đăng: 02/07/2019

Hỏi: Gia đình tôi trồng mướp đắng với diện tích lớn, cho sản lượng nhiều nhưng mức thiệt hại do ong vàng gây hại cũng không ít: chúng châm cho quả thui chột, méo mó không lớn được, thậm chí thối và rụng nhiều. Tôi phun nhiều loại thuốc trừ sâu mà vẫn không diệt trừ được hết nhưng lại ảnh hưởng đến thời gian cách ly vì mướp đắng ra quả liên tục. Có cách gì phòng trừ được ong vàng đơn giản và hiệu quả nhất xin quí báo hướng dẫn. (Đinh Văn Đường - xã Thọ Duyên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Trả lời: Loài côn trùng đang gây hại trên các vườn trồng mướp đắng mà bạn đề cập trong thư không phải là ong vàng mà là một loài ruồi vàng đục quả có tên khoa học là Batrocera cucurbitae thuộc họ Tephriđiae, bộ Diptera.

Nhận diện ruồi vàng hại quả: Ruồi vàng có hình dạng và kích thước rất giống với các loài ruồi hại cây ăn quả khác (như Dacus dorsalis hại cam quýt, Bactrocera dorsalis hại táo, ổi, hồng và nhiều loài cây ăn quả khác), nhưng Batrocera cucurbitae chỉ gây hại trên các cây họ Cucurbitaceae: bầu, bí, dưa chuột, dưa leo, dưa hấu, dưa gang, mướp hương, mướp đắng...

Nhìn bề ngoài ruồi vàng đục quả hơi giống con ong nhưng kích cỡ lớn hơn ruồi đen, nhỏ hơn ong mật, thân ngắn hơn, mình màu nâu vàng, có vạch màu vàng hình chữ V ngược giữa ngực. Con cái dùng râu để chọn những quả sắp chín rồi quay đít cắm vòi đẻ trứng chích sâu vỏ quả để đẻ một ổ trứng (khoảng 5-10 quả) vào phần thịt quả. Sau ít ngày trứng nở thành sâu non (gọi là dòi do đó còn có tên là dòi đục quả) màu trắng ngà, không có chân, ăn thịt quả, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây thối và rụng quả. Chúng phát triển nhanh và gây hại nặng từ tháng 4 trở đi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và giảm dần mật số vào các tháng mùa lạnh.

Biện pháp phòng trừ: Việc phòng trừ bằng cách phun thuốc không diệt trừ được hết bởi lẽ sau khi ruồi đẻ, trứng nở thành dòi đục phá bên trong quả nên thuốc không có tác dụng. Mặt khác, do mướp đắng ra quả liên tục, thu hoạch hàng ngày nên rất khó cách ly khi dùng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học. Chúng tôi nêu kinh nghiệm dưới đây của bà con thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng để bạn và bà con các nơi tham khảo, áp dụng.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 57 ra ngày 22/3/2011)


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây khổ qua Kỹ thuật trồng cây khổ qua

Khổ qua (mướp đắng) có tính thanh nhiệt, giải độc và được dùng phổ biến trong bữa cơm của gia đình Việt. Khổ qua trồng không khó, dễ chăm sóc nhưng để có được năng suất cao, quả chất lượng và ít nhiễm sâu bệnh thì rất cần tuân thủ các kỹ thuật trồng trọt.

24/09/2016
Để mướp đắng cho nhiều trái Để mướp đắng cho nhiều trái

Mướp đắng (khổ qua) trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa. Nếu áp dụng màng phủ nông nghiệp sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.

26/09/2016
Kỹ thuật trồng khổ qua an toàn Kỹ thuật trồng khổ qua an toàn

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng không những được dùng làm rau mà còn được sử dụng hỗ trợ trừ bệnh tiểu đường, mát gan nên có sức mua cao, nhất là về mùa hè. Khổ qua được trồng trên nhiều loại đất khác nhau và có thể được trồng quanh năm.

26/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.