Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Trồng hoa loa kèn - một vốn bốn lời

Trồng hoa loa kèn - một vốn bốn lời
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phượng
Ngày đăng: 14/06/2019

Với diện tích hơn 2 sào rau màu ở bãi soi ven sông, anh Nguyễn Hữu Văn ở xã Giới Phiên, TP Yên Bái đã chuyển sang trồng hoa loa kèn đem lại thu nhập khá.

Thu hoạch hoa loa kèn.

Theo anh, trồng hoa loa kèn không khó, không yêu cầu kỹ thuật cao nhưng người trồng cần chú ý đến thời tiết để có những tác động cho phù hợp sao cho hoa nở đúng vụ và nhiều bông. Mặc dù thời tiết năm nay không thuận nhưng nhờ kinh nghiệm chăm sóc nên hoa vẫn nở đúng vụ và đạt chất lượng cao, bình quân mỗi cây cho từ 5 - 6 bông, có những cây gần 20 bông.

"Trồng hoa loa kèn không tốn nhiều chi phí, khi trồng nên chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Một điều cần chú ý là cây thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ bằng cách phun lên lá một lượng lân và 1% urê", anh Văn nói.

Không giống như những loài hoa khác, hoa loa kèn được đếm số hoa/cành để tính ra tiền, với giá bán trung bình khoảng 1.200 đồng/bông, mỗi vụ anh cũng thu được hơn 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, trồng hoa loa kèn còn tận dụng được củ giống để trồng cho vụ sau nên tiết kiệm được chi phí.

Gia đình chị Nguyễn Thị Kim Dung ở thôn Xóm Soi, xã Giới Phiên cũng là một trong những hộ có kinh nghiệm trồng hoa loa kèn. Theo chị, với 2 sào hoa đầu tư khoảng 10 triệu đồng tiền phân bón, thuốc BVTV... So với những loại hoa khác, loa kèn là cây ít sâu bệnh nên chi phí cho thuốc BVTV thấp. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, sắc hoa, mã đẹp phải cẩn thận từ khâu chọn củ giống và làm đất. 

Chị Dung chia sẻ thêm: Trước khi gieo củ phải cày ải nhiều lần, đánh luống cao, mặt luống bằng phẳng. Cây hoa loa kèn thường mắc bệnh đạo ôn, cần lưu ý phòng trừ kịp thời. Điều quan trọng nhất là độ ẩm, nguồn nước. Mặc dù hoa loa kèn không chịu được ngập úng, nhưng đất luôn phải được giữ ẩm 70 - 72%... Nếu chọn được giống tốt và chăm bón đúng kỹ thuật thì một cây có thể cho từ 5 - 7 bông hoa, thậm chí cao hơn. Sau khi cắt hoa, củ được để lại trên ruộng khoảng 2 - 3 tháng, sau đó dỡ về, ủ trong cát. Đến tháng 10, tháng 11, củ giống được đem ra trồng. 

"Đây là loài hoa có thời gian thu hoạch ngắn, thường chỉ tập trung vào tháng 4 nên thị trường tiêu thụ khá ổn định, thường được thương lái đến tận nhà thu mua chứ ít khi phải bán lẻ", chị Dung cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Liên kết nuôi vịt trời Liên kết nuôi vịt trời

7 năm trước anh Ngô Hồng Thứ (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Tân Tập, Cần Giuộc, Long An) gặp thợ vừa săn được ổ 11 con vịt trời. Anh đã mua cả ổ về nuôi thử.

14/06/2019
Về quê khởi nghiệp trồng nấm Về quê khởi nghiệp trồng nấm

Xây dựng mô hình trồng nấm theo công nghệ mới này có ưu điểm chi phí thấp, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao

14/06/2019
Mắc màn cho mãng cầu tránh ruồi đục trái Mắc màn cho mãng cầu tránh ruồi đục trái

Anh Nguyễn Văn Nhàn (Ba Nhàn) sinh năm 1953 (Tiền Giang) là một nông dân tiêu biểu đi đầu với mô hình trồng mãng cầu Thái từ hạt trên vùng đất phèn.

14/06/2019