Trồng giống dưa chuột quái đản nhất thế giới không khó

Giống dưa chuột "quái đản" này có tên Kiwano, là tổ tiên của các loài dưa trồng khác.
Tuy được xem là giống dưa "hiếm có khó tìm" nhưng thời gian gần đây chúng được bán rất nhiều ở các cửa hàng hạt giống trên địa bàn Thủ đô.
Quả dưa mang dáng vẻ "ngoài hành tinh" này phát triển chủ yếu ở Nam Phi, California (Mỹ) và New Zealand.
Loại dưa mang biệt danh "dưa có sừng” này có màu vàng và mọc nhiều sừng lởm chởm, trong khi ruột bên trong có màu xanh với vị chát, vị của loại trái cây này là sự kết hợp của chanh, chuối và dưa chuột.
Được biết, loại dưa này được coi là thức ăn truyền thống, đảm bảo nguồn an ninh lương thực ở châu Phi.
Dưa leo có thể trồng được quanh năm, ra quả nhiều nhất vào hai vụ là hè thu và đông xuân. Kiwano là cây thân leo ưa nhiệt, nên nếu trồng ở nơi có nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển nhanh và ra quả to hơn.
Cùng Ngon Sạch Lạ thử trồng loại dưa Kiwano bạn nhé:
Bước 1: Chuẩn bị
Hạt giống: Bạn có thể mua hạt giống tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín trên toàn quốc.
Đất trồng: Dưa sừng thích hợp trồng ở đất mùn hữu cơ hoặc đất thịt nhẹ, tơi xốp, màu mỡ.
Thùng xốp hoặc chậu trồng cây: nên chọn loại thoát nước tốt.
Bước 2: Gieo hạt
Cho đất vào trong chậu, loại đất mùn hữu cơ sẽ rất tốt cho việc hạt giống nảy mầm. Lời khuyên cho bạn là nên dùng một chiếc bút ấn lõm xuống chừng 1,5 -3cm để làm hố gieo.
Dùng bình xịt dạng sương tưới thấm ướt bề mặt của chậu gieo để cung cấp độ ẩm cho hạt. Tốt nhất bạn nên cho chậu gieo hạt giống để dưới ánh sáng tự nhiên hoặc sử dụng bóng đèn sợi đốt thay thế.
Sau 5 – 7 ngày nếu không có vấn đề gì thì hạt giống sẽ nảy, vỏ hạt sẽ tách làm đôi và mầm chồi ra. Sau 2 tuần cây mầm đội hạt nhú lên khỏi mặt đất, lúc này trông chúng không khác gì đang đội mũ.
Khi dưa chuột phát triển trong khoảng thời gian cây con, bạn nên tránh tưới nước quá nhiều. Đất trồng cây phải luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, tránh đất khô.
Bước 3: Chuyển nhà cho cây
Khi cây con đạt chiều cao khoảng 5cm với bạn nên tách các hạt giống ra để trồng vào chậu lớn hơn.
Sau khoảng 21 ngày, cây con sẽ đạt chiều cao khoảng 10-15cm, lá đã mọc và phát triển nhanh, cần trồng chúng trong điều kiện môi trường bên ngoài.
Lá của cây dưa chuột này có hình trái tim.
Cũng như các loại dưa leo khác, dưa sừng Kiwano cũng là cây ưa sáng nên cần đặt ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
Bạn hãy nhớ vun xới đất cho thật tơi xốp và làm sạch cỏ dại xung quanh.
Lưu ý, mùa nắng bạn nên tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa trái rộ, cần thoát nước tốt trong mùa mưa.
Bước 4: Tạo giàn cho cây
Lúc cây ra 5 đến 7 lá thật, xuất hiện tua cuốn thì cần giàn giá để bám vào.
Ta có thể tạo giàn cho cây bằng những vật liệu đơn giản, dễ kiếm như tre, dây thép gai.
Bước 5: Chuẩn bị thu hoạch
Một thời gian sau, cây sẽ bắt đầu ra hoa, tùy vào điều kiện trồng mà chúng có thể ra sớm hoặc muộn.
Bạn nên thường xuyên nhặt sạch cỏ, cắt lá già để cây nhanh ra trái hơn.
Từ 30 - 45 ngày kể từ khi gieo thì cây sẽ đậu trái.
Khoảng 4 ngày từ khi hoa nở, từ phần cuống hoa sẽ phình to ra và bắt đầu quá trình tạo quả.
Khi chín, bề ngoài Kiwano có màu vàng và mọc nhiều sừng lởm chởm, trong khi ruột bên trong có màu xanh với vị chát.
Trồng dưa chuột trong nhà vừa có thể làm xanh không gian sống mà còn có thể tận dụng để làm một loại rau, đặc biệt chúng được coi là công cụ làm đẹp của chị em.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNN vừa tổ chức cuộc họp công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu), đồng thời lấy ý kiến của người nuôi đóng góp cho phương án di dời, bố trí sắp xếp các hộ nuôi thủy sản tại khu quy hoạch trên sông Chà Và.

Có nhiều loại thủy sản thương phẩm, thủy sản giống không rõ nguồn gốc được bày bán, lưu thông trên địa bàn Hà Nội đang là mối lo ngại của cả người nuôi trồng thủy sản (NTTS) và người tiêu dùng Thủ đô.

Ông Tu Thanh Hường (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), từ lâu đã áp dụng mô hình nuôi tôm theo hướng “sinh học” và được đánh giá là khá thành công. Khởi đầu nuôi tôm cách đây hơn 10 năm, với 1,5 ha đầu tiên, hiện nay ông mạnh dạn đầu tư và tăng dần thêm diện tích hơn 7 ha.

Với giá thành đầu ra ổn định, nuôi cá sấu thương phẩm đang là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khá giàu.

Trong 6 tháng năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi, giá nhiên liệu giảm, cùng với các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời nên sản xuất thuỷ sản trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tiếp tục tăng khá. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 9.414,5 tấn, đạt 42,7% KH và tăng 8,1% so với cùng kỳ.