Trồng Dưa Bao Tử Ở Đông Bình

Từ kết quả SX vụ đông năm 2002, một sào dưa XK cho năng suất 1,6 tấn, bán với giá 660.000 đồng/tấn, trừ các khoản chi phí (giống, phân bón, tre dóc, thuốc BVTV) có lãi hơn 550.000 đồng, gấp 2 lần so với cấy lúa. Tính chung toàn HTX trồng 6 mẫu dưa cho sản lượng 96 tấn, với tổng giá trị hơn 63 triệu đồng.
Như được khích lệ, vụ đông năm 2003, HTX Đông Bình huyện Gia Bình (Bắc Ninh) tiếp tục ký hợp đồng trồng dưa xuất khẩu với Cty Mĩ Thái (trụ sở tại Hải Dương) trên diện tích 8 mẫu với gần 70 hộ tham gia SX. Có điều năm nay toàn bộ diện tích được chuyển sang trồng dưa bao tử xuất khẩu thay cho trồng dưa thịt như năm ngoái. Về phía Cty chịu trách nhiệm cung ứng giống, tập huấn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, xã viên là người thực hiện, bán sản phẩm cho Cty theo đúng kích cỡ.
Dẫn tôi thăm cánh đồng dưa đang kỳ thu hoạch, ông chủ nhiệm HTX tâm sự: "Đây là vụ đầu tiên trồng dưa bao tử, do vậy địa phương thường xuyên tuyên truyền để mọi người làm đúng kỹ thuật, nhất là việc thu hái, nếu không sẽ bị hạ loại vì nhỡ cỡ, giá thành rẻ". Nhiều hộ tham gia trồng dưa cho biết: Dưa bao từ dễ trồng, dễ chăm, nhanh cho thu hoạch, chi phí vật tư (phân bón, thuốc BVTV) cũng như việc mang vác nặng giảm đáng kể.
Trong khi đó giá trị thu nhập có thể tăng gấp 1,3 so với trồng dưa thịt, hiện nay toàn HTX đã thu hoạch được 35 tấn, ít như chị Ngũ trồng 1 sào 3 thước cũng được 4 tạ, nhiều là các chị Kiều, Mừng trồng 1 sào 4 thước cũng thu hái được 6,5 - 7,2 tạ theo các chị, thời gian thu hoạch dưa còn kéo dài khoảng 20-25 ngày nữa. Muốn ruộng dưa có năng suất cao phải tuân thủ đúng theo lịch thời vụ, cách thức làm bầu, ngâm ủ hạt cũng như kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVTV ... Dưa sau trồng gần 1 tháng sẽ cho thu hoạch.
Theo dự kiến, 1 sào dưa cho năng suất bình quân 550 - 600 kg, bán với giá 2.400 đ/kg và như vậy với 8 mẫu dưa đông, HTX có nguồn thu không nhỏ. Mở ra hướng đi mới đó là trồng dưa bao tử xuất khẩu ở huyện Gia Bình
Có thể bạn quan tâm

Trái dưa bị chai nhỏ, còi cọc không phát triển được, làm giảm năng suất rất nhiều. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thường thể hiện rõ nhất ở trên lá là những đốm nhỏ màu xanh vàng hoặc màu nâu nhạt, hình đa giác hoặc hình bất định, nằm rải rác

Nếu sử dụng thêm phân bón lá thì giảm lượng bón phân gốc 15-20% và ngừng phun xịt trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày

Bệnh sương mai phát triển từ mặt dưới lá, phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần trở thành màu nâu, dọc theo gân lá có hình đa giác

Sâu non có màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu đen. Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhả tơ cuốn lá non