Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Toàn xã có trên 400 ha chuối tây, tập trung nhiều tại các thôn: Pác Chài, Khuổi Chán, Đồng Ẻn... Ông Nguyễn Khắc Phi, thôn Pác Chài có 4 ha chuối cho biết, chuối là cây dễ trồng, dễ mọc, không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón, ít bị sâu bệnh, rất phù hợp với địa hình đất đồi dốc; trồng sau 10 - 12 tháng có thể thu hoạch quả. Bây giờ nhà ông có trên 3.000 gốc chuối, mỗi năm trừ chi phí còn thu 150 triệu đồng.
Lá chuối còn được tận dụng để gói bánh, nuôi cá trắm cỏ. Thân chuối băm nhỏ trộn với cám gạo, ngô là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Chuối chín còn được chế biến thành rượu có mùi vị đặc trưng được người dân ưa chuộng.
Theo ông Hà Công Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình, cây chuối ở vùng này vừa giúp phát triển kinh tế cho người dân bản địa, vừa có tác dụng phủ xanh đất đồi, giữ đất.
Ngoài hộ ông Nguyễn Khắc Phi, nhiều hộ dân nơi đây có thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng, như gia đình anh Trần Văn Hưởng, thôn Pác Chài; gia đình anh Nguyễn Văn Huy, thôn Khuổi Chán…
Từ khi tuyến đường 2C được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thì việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa của bà con trên địa bàn được thuận lợi rất nhiều. Hàng ngày xã có nhiều xe tải của thương nhân đến thu mua chuối cung cấp cho thị trường miền xuôi cũng như xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.

Vụ mùa năm 2014, huyện Hoằng Hóa gieo cấy gần 8.000 ha lúa, trong đó chủ yếu là các giống ngắn ngày như BC15, DQ11, Bắc Thơm... Tính đến ngày 31-7, cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, lúa đại trà vụ mùa đang ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình (Vĩnh Long), từ nay đến năm 2015, huyện sẽ khuyến khích nhà vườn không trồng mới mà tập trung đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng cam sành, ổn định diện tích trồng theo quy hoạch khoảng 2.000ha ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Lộc và Hòa Hiệp; đồng thời kêu gọi hợp tác xã xây dựng mạng lưới thu mua.

Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.