Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Toàn xã có trên 400 ha chuối tây, tập trung nhiều tại các thôn: Pác Chài, Khuổi Chán, Đồng Ẻn... Ông Nguyễn Khắc Phi, thôn Pác Chài có 4 ha chuối cho biết, chuối là cây dễ trồng, dễ mọc, không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón, ít bị sâu bệnh, rất phù hợp với địa hình đất đồi dốc; trồng sau 10 - 12 tháng có thể thu hoạch quả. Bây giờ nhà ông có trên 3.000 gốc chuối, mỗi năm trừ chi phí còn thu 150 triệu đồng.
Lá chuối còn được tận dụng để gói bánh, nuôi cá trắm cỏ. Thân chuối băm nhỏ trộn với cám gạo, ngô là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Chuối chín còn được chế biến thành rượu có mùi vị đặc trưng được người dân ưa chuộng.
Theo ông Hà Công Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình, cây chuối ở vùng này vừa giúp phát triển kinh tế cho người dân bản địa, vừa có tác dụng phủ xanh đất đồi, giữ đất.
Ngoài hộ ông Nguyễn Khắc Phi, nhiều hộ dân nơi đây có thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng, như gia đình anh Trần Văn Hưởng, thôn Pác Chài; gia đình anh Nguyễn Văn Huy, thôn Khuổi Chán…
Từ khi tuyến đường 2C được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thì việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa của bà con trên địa bàn được thuận lợi rất nhiều. Hàng ngày xã có nhiều xe tải của thương nhân đến thu mua chuối cung cấp cho thị trường miền xuôi cũng như xuất khẩu.
Related news

Ngày 21/4, UBND xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn) phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) và Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Bình Định, Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn triển khai chiến dịch truyền thông “Bảo vệ rạn san hô và môi trường biển” tại xã Nhơn Hải.

Ngày 19/4, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thụy Hải đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Ngày 25/4, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật mô hình “Nuôi luân canh tôm sú - rong câu trong ao nước lợ” cho 30 hộ dân nuôi tôm ở xã Tân Hải (Ninh Hải).

Lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai tổ chức nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (NTTS) an toàn sinh học cho 30 chủ trang trại xã Cao Dương.

Tại đây, nhiều nông dân được Trung tâm Giống thủy sản An Giang giới thiệu về quy trình sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực, các mô hình nuôi hiệu quả tại An Giang và Đồng Tháp. Theo các chuyên gia và kỹ sư của tỉnh An Giang, môi trường nuôi tại Cà Mau rất thuận lợi, đặc biệt là độ mặn từ 5 - 10‰ sẽ cho tôm phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao.