Trồng chanh tứ quý trên gốc bưởi, thu tiền tỷ
Với phương pháp trồng chanh tứ quý (4 mùa) trên gốc bưởi, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thu về tiền tỷ.
Trong ảnh: Vườn chanh tứ quý của anh Hà
Về địa phương hỏi nhà anh Hà thì ai cũng biết, người dân còn gọi với anh với cái tên chân chất đồng quê: “Hà tứ quý” hay “Hà chanh”. Vườn chanh nhà anh ở bên đường vào làng, sai trĩu quả.
Sau 5 năm làm việc ở Nga, anh đã quyết định về quê trồng chanh tứ quý. Vườn tược nhà anh tương đối rộng, gần 2 mẫu trồng cây ăn quả. Nhưng anh nhận thấy, những loại cây này không cho thu nhập không cao.
Anh Hà niềm nở nói: “Khi tôi về quê đề xuất trồng chanh thì ai cũng phản đối, từ vợ đến bố mẹ, anh em… đều ra sức can ngăn. Nói là làm, tôi nhờ người thân sống ở Úc chuyển 30 cây chanh (chiết cành) về trồng. Khi trồng trực tiếp thì cây phát triển kém, nhiều bệnh. Một lần đi buôn dứa qua nhà một người dân, thấy gốc bưởi nhưng cho quả chanh. Hỏi ra mới biết đó là chanh đào ghép trên cây bưởi. Nhận thấy phương pháp này sẽ khả thi với chanh tứ quý, tôi về áp dụng.
Sau khi chặt bỏ vườn nhãn, bưởi, bố mẹ tôi phản đối rằng, 1 quả bưởi giá mấy chục nghìn không bán được, 1 quả chanh vài trăm đồng thì ăn cái gì? Trong thời gian bố tôi đi vào miền Nam thăm cháu, tôi ở nhà chặt 170 gốc bưởi. Sau đó ghép 30 cành chanh trên gốc bưởi. Một thời gian sau thấy cây chanh phát triển tốt, tôi gieo hạt bưởi để ghép chanh lên bưởi. Đến nay, tôi đã có gần chục mẫu chanh tứ quý".
Ngay từ đầu trồng chanh tứ quý anh Hà đã xác định vấn đề quan trọng nhất là thị trường đầu ra. Anh đã mạnh dạn đi gõ cửa từng cửa hàng, từng nhà để họ dùng thử sản phẩm và đánh giá chất lượng.
“Khi chanh bắt đầu ra quả, tôi đã vác ba lô tìm thị trường khắp nơi. Sau một thời gian dùng thử, ai cũng có nhu cầu, nhiều khi không có chanh mà bán”, anh chia sẻ.
Nhằm ổn định đầu ra, anh liên kết với hơn 30 hộ nông dân trồng chanh tứ quý, làm đầu mối xuất ra thị trường nước ngoài. Đến thời điểm này, anh cung cấp sản phẩm cho 37 cửa hàng ở Hà Nội. Năm ngoái anh thu nhập trên 2 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm cho 15 người dân địa phương, trung bình 7 triệu đồng/người/tháng.
“Tôi đang triển khai làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho bà con ở các địa phương và mở rộng thị trường sang Hàn Quốc với sản phẩm chanh sấy khô. Trồng chanh tứ quý là một hướng đi thoát nghèo, thị trường cũng rất rộng. Thời vụ thu hoạch quanh năm, trồng sau 14 tháng là ra quả. Vốn đầu tư không cao, nhân công thu hoạch cũng không cần nhiều, chỉ cần 2 người một buổi sáng có thể thu 7 - 8 tạ", anh Hà chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Áp dụng giống mận (roi) tốt, chăm sóc kỹ kếp hợp nguồn nước màu mỡ của phù sa sông Hậu giúp người dân phường Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ thu nhập.
Mô hình trồng sả trên cát hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cho người dân đồng thời mở ra hướng mới trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.
Trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên cùng một đơn vị diện tích, nhất là đối với các địa phương ven biển, xã Vĩnh Giang