Nông dân Cần Thơ làm giàu nhờ trái mận
Mảnh đất cù lao Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ từ lâu vốn nổi tiếng về trồng lúa và các sản vật cây trái, trong đó có mận An Phước. Nhiều năm nay, cây mận đã đem lại cuộc sống sung túc cho người dân nơi đây.
Chị Kim Phượng ở huyện Thốt Nốt trước đây có khoảng 2.000 mét vuông đất trồng lúa sau nhà. Tuy nhiên, loại cây này không đem lại cho gia đình thu nhập tốt nên, chị mạnh dạn chuyển đổi sang trồng mận An Phước. Chị Phượng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để áp dụng cho vườn mận của mình ngày càng đạt hiệu quả hơn với năng suất thu hoạch hàng năm hơn khá cao.
Loại mận An Phước từ khi chọn giống, trồng đến khi cho trái chỉ trong khoảng một năm. Bắt đầu mận ra hoa đến thu hoạch chỉ khoảng hơn 3 tháng. Vì dễ trồng hơn lúa, thu hoạch ngắn ngày, cho năng suất rất cao, giá bán tương đối ổn định, nhưng nhiều nhà vườn trong đó có chị Phượng lại lo ngại do không quản lý nổi ruồi đục trái.
Theo chị Phượng, nếu không phun thuốc để trừ ruồi thì chẳng còn trái nào nguyên vẹn trên cây. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn vẫn phải phun thuốc trừ ruồi, sâu đục trái khoảng 5 lần từ khi cây mận trổ hoa đến thu hoạch. Tuy nhiên những lần phun thuốc này đều giãn cách đúng tiêu chuẩn nông nghiệp nên cây trái vẫn an toàn.
Ngoài ra, chị Phượng cũng chăm chỉ làm sạch cỏ, tưới nguồn nước ngọt phù sa, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, không phun thuốc hóa học trong giai đoạn cây mang trái, dùng bao ni lon để bọc trái mận... Nhờ áp dụng cách này, cây mận của chị đã cho trái tươi tốt, đảm bảo toàn và hiệu quả kinh tế cao.
Để đảm bảo chất lượng, mận sau khi thu hoạch sẽ được phân loại cụ thể, trong đó, những trái tươi tốt sẽ bỏ mối cho các chủ đến tận vườn mua, trái xấu thì bỏ đi.
Để đảm bảo chất lượng, mận sau khi thu hoạch sẽ được phân loại cụ thể, trong đó, những trái tươi tốt sẽ bỏ mối cho các chủ đến tận vườn mua, trái xấu thì bỏ đi. Cách làm này đã giúp các chủ nhà vườn giữ vững uy tín và chất lượng khi đưa trái mận đi khắp mọi miền đất nước.
Mỗi ký mận tại vườn được bán với giá 15.000 - 18.000 đồng. Mảnh đất 2.000 mét vuông của chị cho năng suất vượt trội, trừ tất cả chi phí, thu lãi khoảng gần 100 triệu đồng mỗi năm.
"Cây lúa mỗi năm thu hoạch mỗi năm chỉ 2-3 vụ, lại làm rất cực mà kinh tế không cao. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang trồng mận, áp dụng các biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng, kinh tế gia đình tôi đã cải thiện đáng kể", chủ vườn mận 8x cho biết.
Hiện một số hộ gia đình tại phường Tân Lộc cũng chuyển đổi từ trồng lúa sang cây ăn trái, đặc biệt là giống mận An Phước với hy vọng nhanh cải thiện kinh tế và góp phần làm giàu đẹp trên mảnh đất quê hương.
Có thể bạn quan tâm
Là người đầu tiên đưa giống chim cút về nuôi ở vùng ven biển bãi ngang sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, mô hình nuôi chim cút của chị Lê Thị Mai Ly
Khởi nghiệp rất ít vốn nhưng nhờ sự kiên trì, không ngại khó, nông dân Nguyễn Quang Khôi ở Bắc Giang trở thành chủ 3 cơ sở ương cá giống cho lãi khá.
Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của chị Nguyễn Thị Kim Duyên, thôn Cây Quýt 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn, Tuyên Quang) được biết đến là một trong những mô hình.