Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu
Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.
Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành hỗ trợ cho các hộ dân trong huyện trồng thí điểm 4.000 cây cam sành không hạt.
Đây là những cây cam sành được nhân giống từ 100 cây cam sành không hạt đầu dòng mà trước đó Trung tâm khuyến nông tỉnh đã nhận về từ Viện Cây ăn quả miền Nam.
Việc triển khai để nông dân trong tỉnh trồng thí điểm giống cam sành không hạt nhằm từng bước thay thế cho giống cam sành có hạt đang bị thoái hóa, nhiễm bệnh nhiều, đồng thời hướng tới thị trường xuất khẩu.
Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.
Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên do sự chuyển đổi sang trồng cam sành diễn ra nhanh thành phong trào tự phát, trong khi quy trình canh tác của nhiều nông dân chưa đáp ứng kỹ thuật như: lên liếp thấp, chuẩn bị đất chưa tốt, quản lý dịch bệnh chưa đúng cách, mật độ trồng dày, mặt khác do nhiều nông dân đổ xô trồng cam sành, gây khan hiếm cây giống nên nhiều bà con phải mua cây giống trôi nổi được ghép, bo từ cây đã nhiễm bệnh.
Đây chính là những nguyên nhân khiến cho thời gian gần đây hàng ngàn ha cam sành trong tỉnh bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, trong đó, có gần 2.000 ha bị nhiễm hơn 70%, hơn 3.000 ha bị nhiễm từ 30 đến 70%. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết:
“Hiện cam sành không có hạt chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chúng tôi đang tổ chức sản xuất để hướng tới thị trường xuất khẩu. Nếu có khả năng chúng tôi sẽ nhân rộng việc trồng cam sành này”.
Related news
Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại, tăng gần 20ha so với tuần trước, chủ yếu: sâu đục thân, rầy đầu vàng, rệp sáp, chuột... phân bố ở 3 đơn vị là thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở Khu phố 5 và Khu phố 6 (phường IV, thành phố Tây Ninh) tận dụng khoảng trống ít ỏi trước hoặc bên hông nhà để trồng nha đam Thái (Lô hội) bán cho thương lái, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Năm nay, tỉnh Thái Nguyên sẽ trợ giá giống chè với số tiền gần 6,65 tỷ đồng cho các hộ trồng chè ở 9/9 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn. Các giống chè được hỗ trợ giá là LDP1 và Kim tuyên. Với giá 735 đồng/cây chè giống LDP1 và 755 đồng/cây chè giống Kim tuyên, các hộ dân sẽ được hỗ trợ 50% giá giống/cây.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nhiều giống cây dược liệu quý hiếm như nấm lim xanh, ba kích... đang dần mai một do người dân chưa quan tâm bảo tồn, phát triển. Để khôi phục nguồn gen quý này, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, cây giống, đồng thời mở lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hướng dẫn nhân giống cho người dân về loại cây dược liệu quí hiếm.
Những cơn mưa trên địa bàn huyện Chư Sê (Gia Lai) bắt đầu xuất hiện nhiều với tầng suất và lượng mưa tương đối lớn, cũng là lúc các loại bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều hơn.