Trồng Bầu

1.Thời vụ:
- Có thể trồng quanh năm. vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn mùa mưa.
2.Mật độ, khoảng cách:
- Liếp rộng 0.7 m, tim liếp này cách tim liếp kia 1m, liếp cao 0.3 m (tuỳ theo mùa vụ và mực thuỷ cấp).- Trồng 1 hàng, cây cách cây 0.8 m.
- Mật độ
3.Giống:
- Có thể sử dụng hạt giống của các công ty Trang nông, Hai mũi tên đỏ, Miền nam.- Lượng hạt giống cần cho 1 ha: 300 – 400gr.
4. Phân bón:
+ Lượng phân bón cho 1 ha:
- Phân chuồng: 20 tấn.- Supe lân: 70 – 100 kg.
- NPK 300 kg.- Urê 120 kg.
- Kali: 50 kg- Bánh dầu: 100 kg
+ Bón lót: bón lót 2/3 phân chuồng + toàn bộ phân lân.+ Bón thúc: có thể chia đều lượng phân còn lại cho 7 -10 lần bón tuỳ theo mùa vụ và chân đất.
+ Giữa các lần bón thúc và trong quá trình thu hoạch có thể bổ sung thêm các loại phân bón qua lá.
5.Chăm sóc:
+ Trồng dặm: Sau khi trồng cây 7 – 10 ngày, kiểm tra cây chết và trồng dặm (nếu có), tưới nước sau đó.+ Tưới nước: để hạn chế sự bốc thoát hơi nước và cỏ dại nên sử dụng màng phủ nông nghiệp. Tưới nước 1 lần/ngày.
+ Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho dây bầu leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Làm giàn hình chữ X với chiều cao 1.6 – 1.8 m+ Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.
6.Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu đất, tuyến trùng: xử lý đất trước khi trồng bằng Diaphos 10 H, Basudin 10 H lên hốc gieo hoặc sau khi cấy rải quanh gốc.
- Sâu xanh: Sử dụng một trong các loại thuốc sauSherpa, Cyperan, Sumicidin, Delphin, Biocin,…phun khi sâu còn nhỏ.- Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy: Sử dụng Actara hoặc Confidor,…
- Sâu vẽ bùa: Có thể sử dụng một trong các loại như Neem, Triggard, SK 99,..- Bệnh sương mai: Nên phun sớm khi bệnh vừa xuất hiện, sử dụng Mancozeb hoặc Carbadazim,…
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc nên sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”.
7.Thu hoạch
- Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Kích thước, độ chín trái phụ thuộc vào thị trường
Có thể bạn quan tâm

Cây bí đao là một loại rau ăn quả cho năng suất cao, lợi nhuận lớn, kỹ thuật trồng cây lại không quá khó nên loại cây này được người dân trồng ở nhiều nơi.

Để có được một giàn bầu hồ lô ra nhiều quả, chúng ta cần phải biết cách trồng và chăm sóc đúng cách.

2 giống bí Gold Star 998 và Tara 888 đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bí đỏ lai F1 868 có nhiều ưu điểm vượt trội: Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng tốt, có thể trồng nhiều vụ trong năm...

Bệnh khảm lá, vàng lá, chùn ngọn… thường rất phổ biến trên các loại dưa và cây họ bầu bí, đặc biệt bệnh thường nặng ở những vùng có khí hậu nóng