Trang chủ / Rau củ quả / Bầu bí

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bầu nhiều quả

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bầu nhiều quả
Tác giả: HDVN
Ngày đăng: 26/09/2016

Hôm nay mình sẽ hướng dẩn kỹ thuật trồng cây bầu cho ra nhiều quả ( năng suất cao hơn) Cây bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có nguần gốc từ ấn độ và châu phi. Cây bầu phát triển khá là nhanh khi được trồng ở Việt Nam và với cách trồng khá là đơn giản và kỹ thuật trồng không quá phức tạp.

Cây bầu là cây trồng hàng năm ( hằng niên)/ với thân leo quấn , tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển manh, có tính sinh nhánh lớn và phát triển nhanh.nên ta muốn cho cây bầu phủ kiến hết giàn thì bạn nên bấm ngọn để cho cây sinh nhánh nhiều hơn.

Hiện nay có rất nhiều các giống bầu khác nhau nhưng chủ yếu thì có 4 loại chính: bầu thước, bầu sao, bầu trắng, bầu thúng.và đa số hiện nay moi người đều trồng bầu sao vì bầu sao có năng xuất cao và có thu nhập khá cao hơn so với những loại bầu khác.

Bầu được trồng gần như là quanh năm, nhưng bầu cho quả nhiều hơn về mùa nắng, điều kiện thuận lợi khi gieo hạt là từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch.

Kỹ thuật trồng cây bầu.

Bước 1: chuẩn bị hạt và đất .

Bạn có thể đi mua hạt giống ở viện cây trồng hoặc là sang hàng xóm xin hạt . bạn ngâm hạt từ 10 -12 giờ , và sau đó bạn vớt hạt ra và cho vào một chiếc khăn và gói lại và ủ trong trong hat trong cát nóng từ 4-5 ngày cho đến khi hạt nảy mầm là được.
cây bầu con

Bạn gieo hạt vào luống đất đã chuẩn bị sản, đất phải mịn và có độ ẩm tốt để cho cây non dể phát triển, và bạn gieo hạt cho tới khi nào cây được hạt phát triển được 2 lá thật thì ban đem đi trồng .

Ngoài ra bạn có thể gieo hạt trực tiếp với kích thước là 50x50x30 cm và mỗi hốc phải cách nhau khoảng 1m trở nên và trước khi gieo hạt trực tiếp vào hốc thì bạn nên chuẩn bị sẳn là phân chuồng hoài mục, phân NPK cho vào mỗi hốc và lấp đất lại.

Với cách gieo trực tiếp này thì cây sẽ rất dễ nhiễm bệnh hoặc là bị sâu hại ngay từ lúc nhỏ, cách tốt nhất là bạn nên gieo ở khu vực đất mà bạn đã chuẩn bị trước đó có che chắn kín để giúp cây non phát triển, khi cây non được khoảng từ 2-3 lá thì bạn mới mang ra trồng xuống hố đã chuẩn bị sẳn trước đó.

Bước 2: tươi nước.

Khi cây non mới bắt đầu mang ra hốc để trồng thì bạn nên tưới thường xuyên 1-2 lần/ ngày và luôn cho cây đủ ẩm để cây con phát triển nhanh hơn.và từ khi trồng cây con mới được từ 2-3 lá thật thì bạn nên chăm sóc đầy đủ các chế độ nước tưới để cho cây phát triển nhanh hơn, và sau khi trồng được khoảng 1 tháng thì cây bắt đầu leo lên giàn và sau khoảng 2 tháng thì cây bắt đầu phủ kín giàn mà bạn đã chuẩn bị giàn trước đó.

Trong thời kỳ cây phát triển bạn cũng thường xuyên bón thúc cho cây với mỗi tuần 1 lần để cho cây có lực phát triển và ra hoa kết trải nhiều hơn,

Bước 3: cây cầy ra hoa và kết trái.

Đến gia đoạn cây bầu ra hoa thì bạn nên bón thúc nuôi trái từ 7-10 ngày/ lần tưới với lượng phân gia tăng dần dần để cho trái to hơn và nhiều trái hơn , và trung bình bạn tăng theo lần tưới và theo sự phát triển của cây, với mỗi hốc thì bạn nên tưới từ 1-1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

Khi quả bầu mọc dài ra khoảng 1m thì bạn cho thêm đất vào gốc để tăng khả năng ra dễ và hút chất dinh dưỡng của cây để cho cây phát triển nhanh hơn . và thông thường thì khi cây trồng được từ 75-90 ngày là cây bắt đầu cho thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch thì cây bầu luôn để nhánh ở gốc và với các nhánh ở gốc thì bạn nên bỏ đi để cho cây tập trung dinh dưỡng cho trái , và bạn cũng thường xuyên bấm ngọn bầu để cho dinh dưỡng tập trung tôt nhất vào quả bầu.

SÂU BỆNH HẠI: Sâu hại cây bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Bà con cần nhanh chóng phun thuốc khi thấy các côn trùng này xuất hiện.

Và ngoài ra các bệnh thường găp ở cây bầu chủ yếu là do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong thực tế do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao, nông dân có thể không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.

Thu hoạch và nhân giống:

Khi trái bầu ra được khoảng từ 10-12 ngày thì ta có thể thu hoạch để ăn hoạc là để bán.

Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả

Nhờ sở hữu kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp, giàn cây có tác dụng tạo bóng râm đồng thời là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng nên cây bầu được trồng và sử dụng ở nhiều nơi.

26/09/2016
Kỹ thuật trồng cây bầu Kỹ thuật trồng cây bầu

1. GIỚI THIỆU: Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Trái non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần.

26/09/2016
Kỹ thuật trồng bầu Kỹ thuật trồng bầu

Bầu là loại dây leo, có tua cuốn, phân nhánh. Thân được phủ nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng, không xẻ thùy hay xẻ thùy hơi nông, hoa đơn tính.

26/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.