Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trở thành triệu phú nhờ... liều

Trở thành triệu phú nhờ... liều
Ngày đăng: 29/07/2015

Nhưng càng về những năm sau này, anh Tuấn càng tự tin hơn khi nói: “Ngày ấy không liều thì đâu có được cơ ngơi như hôm nay”.

Anh Lê Anh Tuấn sinh ra ở đất thuần nông, xã Khánh Ninh, huyện Yên Khánh. Như bao gia đình khác trong vùng, vợ chồng anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Hết thời vụ, vợ chồng lại đi làm thuê cho các xưởng làm gạch. Năm 2001, anh Tuấn mạnh dạn đấu thầu hơn 0,6ha đất công ích của xã làm chuồng trại chăn nuôi lợn, đào ao thả cá.

Do vẫn duy trì cách chăn nuôi nhỏ lẻ, tạm bợ nên lợn bị bệnh, dịch hết đợt này đến đợt khác, nhiều khi bỏ trống chuồng cả nửa năm. Anh Tuấn rút ra bài học, muốn chăn nuôi hiệu quả thì phải đầu tư xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn và phải đi học. “Nghĩ là làm, một mặt vợ chồng tôi mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư xây dựng trang trại, hệ thống xử lý chất thải. Bản thân tôi tích cực tham gia các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn ngày về kỹ thuật chăn nuôi thú y…”- anh Tuấn nhớ lại. Từ khi có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại khang trang, hạn chế ô nhiễm chất thải, đàn lợn rất ít bị dịch bệnh. Ban đầu nuôi 20 - 30 con lợn thịt, các lứa sau thấy có lãi, anh chị mạnh dạn đầu tư nuôi thêm lợn nái và tăng số lượng lợn thịt.

Hiện, đàn lợn trong trang trại của vợ chồng anh Tuấn đã lên đến gần 400 con, trong đó có 60 lợn nái. Bình quân mỗi tháng, trang trại cung cấp ra thị trường hơn 4 tấn lợn thịt. Lợn nái không chỉ đáp ứng đủ con giống cho trang trại của gia đình anh Tuấn mà còn cung cấp lợn giống cho các hộ chăn nuôi khác trong vùng. Với doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, lãi ròng mỗi năm hơn 100 triệu đồng, vợ chồng anh Tuấn không chỉ trả được 300 triệu đồng khoản vay ngân hàng mà con xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm những vật dụng đắt tiền và cho con cái ăn học đàng hoàng.


Có thể bạn quan tâm

Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc? Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

30/08/2014
Hậu Giang Thả 3.000 Con Tôm Càng Xanh Xuống Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Thả 3.000 Con Tôm Càng Xanh Xuống Kênh Xáng Xà No

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.

22/08/2014
Bà Con Huyện Đầu Nguồn An Phú Khai Thác Thủy Sản Mùa Nước Nổi Bà Con Huyện Đầu Nguồn An Phú Khai Thác Thủy Sản Mùa Nước Nổi

Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.

22/08/2014
Năm 2015, Phấn Đấu Tổng Sản Lượng Lương Thực Có Hạt Đạt 1, 6 Triệu Tấn Trở Lên Năm 2015, Phấn Đấu Tổng Sản Lượng Lương Thực Có Hạt Đạt 1, 6 Triệu Tấn Trở Lên

Ngày 29-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2015, phương án sản xuất vụ đông năm 2014-2015.

30/08/2014
Tỷ Phú Cá Chình Đất Mũi Tỷ Phú Cá Chình Đất Mũi

Khi mới đưa con cá chình về vùng Đất Mũi Cà Mau của mình để nuôi, ông bị vợ phản đối, vì nhỡ có thất bại, lấy gì mà sống. Giờ thành tỷ phú nhờ nuôi cá chính rồi, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ngụ phường Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vẫn khiêm nhường và tiếp tục giúp đỡ những người khác cùng nuôi cá chình để vươn lên làm giàu.

22/08/2014