Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống
Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, từ tháng 9-2014 đến tháng 12-2014, tập trung vào các nội dung như: Tổ chức tập huấn, quán triệt các nội dung của kế hoạch cho đội ngũ cán bộ tham gia chương trình; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, sử dụng lợn đực giống và tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng lợn đực giống cho người chăn nuôi; tổ chức thống kê, đeo thẻ tai cho 100% số lợn đực giống của tỉnh; đánh giá phân tích chất lượng đàn lợn đực giống; lập hồ sơ theo dõi, quản lý biến động đàn lợn đực giống; tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện các biện pháp tiếp theo để nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong ngành tập trung triển khai kế hoạch một cách quyết liệt và đề nghị các huyện, thành, thị coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chỉ đạo, vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và người chăn nuôi để từng bước quản lý tốt đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.
Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.
Nuôi thủy sản là một trong những lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở các xã ngoại thành. Tuy nhiên, vào mùa mưa, mực nước dâng cao, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi này phát triển bền vững, hiệu quả.
Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).
Trong khi nhiều gia đình ở 4 xã phía bắc: Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sính Phình, Sín Chải (huyện Tủa Chùa) đang băn khoăn trong việc nên mở rộng diện tích hay tạm ngừng phát triển trồng chè, vì giá rẻ, sản phẩm khó tiêu thụ thì 2 năm qua, gia đình anh Hạng A Chư, bản Hấu Chua, xã Sín Chải, lại có thu nhập khá từ chè cây cao.