Trang chủ / Rau gia vị / Ớt

Triển Khai Mô Hình Bón Phân NPK Lâm Thao Cho Ớt Lai

Triển Khai Mô Hình Bón Phân NPK Lâm Thao Cho Ớt Lai
Ngày đăng: 08/05/2014

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) phối hợp Hội ND huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã triển khai mô hình trồng ớt lai số 7 xuất khẩu tại 4 xã của huyện là Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Phúc, Mỹ Tân.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập cho người dân, vụ xuân 2014 vừa qua, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) phối hợp Hội ND huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã triển khai mô hình trồng ớt lai số 7 xuất khẩu tại 4 xã của huyện là Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Phúc, Mỹ Tân.

Ông Trần Ngọc Hiển – Chủ tịch Hội ND huyện Mỹ Lộc cho biết: Lần đầu tiên triển khai mô hình bón phân khép kín supe Lâm Thao cho cây ớt lai số 7, với diện tích gần 10 mẫu tại 4 xã, nhưng đã cho thấy kết quả rất khả quan.

“Theo đánh giá của chúng tôi và đơn vị phối hợp thu mua sản phẩm ớt cho dự án là Công ty ớt Việt Nam thì hiện ớt đang sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến đến cuối tháng 5.2014 sẽ cho thu hoạch với sản lượng khoảng 28 - 30 tấn/ha, doanh thu tối thiểu đạt 150 triệu đồng/ha” - ông Hiển nhấn mạnh.

Có mặt tại khu ruộng trồng ớt của xã Mỹ Tiến khi còn gần 1 tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch, chúng tôi thấy những cây ớt sai trĩu quả.

Tham gia trồng 1,5 mẫu ớt, ông Trần Văn Bộ (thôn Long Xà) cho biết: Là cây trồng mới, nhưng ớt lai số 7 đang phát triển rất tốt. Dù thời tiết khắc nghiệt, ớt vẫn đậu quả rất sai, cho thấy là cây trồng rất tiềm năng cho vùng đất chiêm trũng này.

Ông Bộ cho biết thêm, ngay từ khi đưa cây ớt vào trồng, các hộ dân ở xã đã được cán bộ kỹ thuật của Supe Lâm Thao xuống tận ruộng để hướng dẫn cách trồng và bón phân theo các giai đoạn nên bà con rất phấn khởi và yên tâm làm theo. “Nếu thời tiết thuận lợi từ nay đến cuối tháng khi thu hoạch, mỗi sào ớt sẽ cho thu lãi từ 4 - 6 triệu đồng là ít” - ông Bộ tự tin.

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Supe Lâm Thao cho biết: Để giúp nông dân làm giàu, trong thời gian tới công ty sẽ tích cực phối hợp với các địa phương trong huyện để tiếp tục triển khai nhiều hoạt động và đưa nhiều mô hình cây trồng và phân bón hiệu quả về cho nông dân sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Biện Pháp Phòng Trừ Một Số Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Biện Pháp Phòng Trừ

Bệnh héo xanh thường thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất. Ở cây bị bệnh ban ngày lá cây mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, về ban đêm có thể hồi phục lại.

09/02/2012
Bệnh Thán Thư Hại Ớt Bệnh Thán Thư Hại Ớt

Bệnh thường gây hại từ già đến chín, nếu giống mẫn cảm bệnh gây hại cả trên trái non. Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.

10/08/2011
Trồng Ớt Chỉ Thiên Thu Lãi 60 Triệu Đồng / Công Trồng Ớt Chỉ Thiên Thu Lãi 60 Triệu Đồng / Công

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở hai xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò thu được lãi khá cao từ trồng ớt chỉ thiên, trong đó tiêu biểu là bà Trịnh Kim Hoa ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A

05/05/2011
ĐỂ ỚT CHÍN ĐỀU ĐỂ ỚT CHÍN ĐỀU

Mỗi chùm ớt thường có 3-5 quả, hoa trong 1 chùm nở 3-4 ngày mới hết nên trong điều kiện chăm sóc bình thường ớt chín không tập trung, mỗi ngày phải thu hái 1 lần mất nhiều thời gian lao động. Để các trái ớt chín đều trong 1 chùm, thu hoạch nhanh giảm công lao động, nhà nông cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau.

05/04/2012
Trị Bệnh Thối Trái Ớt Dùng Thuốc Gì Trị Bệnh Thối Trái Ớt Dùng Thuốc Gì

Ở nước ta, nông dân trồng nhiều giống ớt, trong đó, phổ biến nhất là giống ớt sừng trâu (trái dài) và giống ớt chỉ thiên (trái nhỏ). Tuy nhiên, giống ớt chỉ thiên ít bị bệnh thối trái (nổ trái) do nấm: Colletotrichum spp, như ớt sừng trâu Bệnh thán thư lây lan mạnh vào mùa mưa, vì bào tử của nấm từ cây bệnh nhờ nước mưa phát tán khắp nơi. Bào tử nấm bệnh thán thư phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 - 100 % và nhiệt độ từ 25 - 30 0C.

09/02/2012