Triển Khai Dự Án Xây Dựng Nhãn Hiệu Chứng Nhận Xoài Cam Lâm
Ngày 6-5, UBND huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tổ chức hội nghị triển khai dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm. Hơn 60 đại biểu đại diện huyện, các ban, ngành, đoàn thể; các xã có diện tích trồng xoài lớn; các doanh nghiệp thu mua, chủ vựa xoài và các hộ trồng xoài trên địa bàn huyện tham dự.
Hội nghị đã được nghe đơn vị tư vấn (Công ty TNHH Tư vấn sở hữu trí tuệ Việt) trình bày về dự án “xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm”.
Theo đó, xoài Cam Lâm được biết đến trên thị trường, phạm vi tiêu thụ rộng, chất lượng và giá trị cao, quy mô phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn chưa xây dựng được một mô hình phát triển bền vững; địa phương vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm này.
Bên cạnh đó, tình trạng các hộ dân ở vùng trồng xoài khác đưa sản phẩm đến đầu mối Cam Lâm khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về xuất xứ; cơ quan quản lý ở Cam Lâm chưa có biện pháp để bảo vệ hình ảnh, uy tín của sản phẩm xoài Cam Lâm. Vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho xoài Cam Lâm cần được quan tâm.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới với huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đều đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Điểm nổi bật của 2 địa phương này là đã thực hiện tốt việc chuyển đổi giống cây trồng mới, xây dựng các vùng chuyên canh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Võ Thành Nhơn làm 6,2 ha lúa ở ấp Vĩnh Thành cho biết: "Tham gia mô hình này, Trạm BVTV huyện xuống tập huấn áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm". Sau đó, hướng dẫn trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch, nhờ đó giảm được lần phun thuốc ở giai đoạn đầu và trước khi thu hoạch".
An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.