Triển Khai Dự Án Xây Dựng Nhãn Hiệu Chứng Nhận Xoài Cam Lâm

Ngày 6-5, UBND huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tổ chức hội nghị triển khai dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm. Hơn 60 đại biểu đại diện huyện, các ban, ngành, đoàn thể; các xã có diện tích trồng xoài lớn; các doanh nghiệp thu mua, chủ vựa xoài và các hộ trồng xoài trên địa bàn huyện tham dự.
Hội nghị đã được nghe đơn vị tư vấn (Công ty TNHH Tư vấn sở hữu trí tuệ Việt) trình bày về dự án “xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm”.
Theo đó, xoài Cam Lâm được biết đến trên thị trường, phạm vi tiêu thụ rộng, chất lượng và giá trị cao, quy mô phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn chưa xây dựng được một mô hình phát triển bền vững; địa phương vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm này.
Bên cạnh đó, tình trạng các hộ dân ở vùng trồng xoài khác đưa sản phẩm đến đầu mối Cam Lâm khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về xuất xứ; cơ quan quản lý ở Cam Lâm chưa có biện pháp để bảo vệ hình ảnh, uy tín của sản phẩm xoài Cam Lâm. Vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho xoài Cam Lâm cần được quan tâm.
Related news

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh, nhiều địa phương đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh. Cùng với đó là chuyển đổi những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém năng suất sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao.

Thông qua hướng dẫn, chuyển giao công nghệ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (thuộc Sở KHCN), một số hộ nông dân đã sản xuất thành công chế phẩm nấm ký sinh Metarhizium sp. phòng trừ rầy nâu hại lúa, góp phần tăng năng suất, lợi nhuận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Chiều 9-6, UBND TP HCM làm việc với các sở ngành, hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích trồng ngô tại các tỉnh Tây Bắc đạt 278.800ha, chiếm tới 25% diện tích trồng ngô của cả nước. Tuy nhiên, năng suất ngô ở vùng này cũng chỉ đạt 3,2 tấn/ha, thấp hơn hẳn so với năng suất bình quân cả nước.

Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên bà con ngư dân rất phấn khởi.