Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trì Chính Làm Giàu Từ Nghề Cói

Trì Chính Làm Giàu Từ Nghề Cói
Ngày đăng: 23/04/2011

Nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn (Ninh Bình), lâu nay làng nghề chiếu cói Trì Chính, xã Kim Chính có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các mặt hàng chiếu cói và sản phẩm thủ công từ cói được bạn hàng khắp nơi ưa chuộng.

Nghề sản xuất cói đã gắn bó với người dân Trì Chính hàng trăm năm nay, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ nên đời sống người dân chưa được cải thiện. Mấy năm trở lại đây, để thích nghi và phát triển trong thời kỳ mới, các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh chế biến các mặt hàng từ cói đã năng động tìm kiếm thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng, tích cực cải tiến mẫu mã, đưa mặt hàng cói của địa phương đến với nhiều thị trường trên thế giới.

Từ chỗ sản xuất các mặt hàng đơn giản như chiếu, bao bì, thảm, đệm, … đến nay, các thợ thủ công ở Trì Chính đã liên tục đổi mới mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách, sản xuất ra nhiều mặt hàng có giá trị như: hộp, túi xách, giỏ đựng hàng, mũ nón, giày dép, khay đựng, lẵng hoa bằng cói với những hoa văn đẹp, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Anh Nguyễn Văn Minh, chủ một cơ sở sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ cói cho biết, trước đây lang nghề chỉ biết dệt các loại chiếu nhưng kể từ khi được tham dự các lớp tư vấn, lớp học nghề về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói do tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức, gia đình anh và các hộ kinh doanh sản xuất ở địa phương đã học hỏi thêm nhiều mẫu mã đẹp, mở rộng các mặt hàng sản xuất từ cói, cùng với đó là được chính quyền địa phương xét duyệt cho vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất nên nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ từ cây cói ở Trì Chính ngày càng phát triển.

Hiện, nghề làm cói ở Trì Chính đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động với thu nhập bình quân 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Do vậy, đời sống của người dân ngày một khá hơn, các gia đình có điều kiện đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, ở Trì Chính không còn hộ đói, hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm xuống còn dưới 3%, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Chính vì vậy, Trì Chính được công nhận là một trong những làng nghề chế biến các mặt hàng sản xuất từ cói tiêu biểu của Ninh Bình


Có thể bạn quan tâm

Sẽ Sớm Ban Hành Chế Tài Xử Lý DN Sẽ Sớm Ban Hành Chế Tài Xử Lý DN "Bỏ Rơi" Cánh Đồng Mẫu

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.

21/03/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên Bò, Heo, Gà Và Vịt Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên Bò, Heo, Gà Và Vịt

Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)

04/10/2011
Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

01/07/2011
Tỷ Phú Trên Đất Mía Tỷ Phú Trên Đất Mía

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

13/10/2011
Trồng Dứa Trúng Đậm Trồng Dứa Trúng Đậm

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

29/11/2011