Trì Chính Làm Giàu Từ Nghề Cói

Nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn (Ninh Bình), lâu nay làng nghề chiếu cói Trì Chính, xã Kim Chính có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các mặt hàng chiếu cói và sản phẩm thủ công từ cói được bạn hàng khắp nơi ưa chuộng.
Nghề sản xuất cói đã gắn bó với người dân Trì Chính hàng trăm năm nay, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ nên đời sống người dân chưa được cải thiện. Mấy năm trở lại đây, để thích nghi và phát triển trong thời kỳ mới, các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh chế biến các mặt hàng từ cói đã năng động tìm kiếm thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng, tích cực cải tiến mẫu mã, đưa mặt hàng cói của địa phương đến với nhiều thị trường trên thế giới.
Từ chỗ sản xuất các mặt hàng đơn giản như chiếu, bao bì, thảm, đệm, … đến nay, các thợ thủ công ở Trì Chính đã liên tục đổi mới mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách, sản xuất ra nhiều mặt hàng có giá trị như: hộp, túi xách, giỏ đựng hàng, mũ nón, giày dép, khay đựng, lẵng hoa bằng cói với những hoa văn đẹp, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Anh Nguyễn Văn Minh, chủ một cơ sở sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ cói cho biết, trước đây lang nghề chỉ biết dệt các loại chiếu nhưng kể từ khi được tham dự các lớp tư vấn, lớp học nghề về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói do tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức, gia đình anh và các hộ kinh doanh sản xuất ở địa phương đã học hỏi thêm nhiều mẫu mã đẹp, mở rộng các mặt hàng sản xuất từ cói, cùng với đó là được chính quyền địa phương xét duyệt cho vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất nên nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ từ cây cói ở Trì Chính ngày càng phát triển.
Hiện, nghề làm cói ở Trì Chính đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động với thu nhập bình quân 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Do vậy, đời sống của người dân ngày một khá hơn, các gia đình có điều kiện đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, ở Trì Chính không còn hộ đói, hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm xuống còn dưới 3%, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Chính vì vậy, Trì Chính được công nhận là một trong những làng nghề chế biến các mặt hàng sản xuất từ cói tiêu biểu của Ninh Bình
Related news

Sau động thái giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) cách đây không lâu, nhiều ngân hàng thương mại lớn cũng bắt đầu vào cuộc. Và mới đây nhất, từ 21/2, Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT (Agribank) chính thức công bố mức lãi suất cho vay rất ưu đãi đối với khu vực “tam nông”

Từ khi Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dần khẳng định vị thế. Trang trại heo của một người từng là cán bộ nông nghiệp xã là một trong những mô hình để bà con nông dân học hỏi.

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.