Trang chủ / Cá nước mặn / Cá mú

Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá Mú

Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá Mú
Ngày đăng: 03/06/2013

Tình trạng cá mú chết hàng loạt đang xảy ra tại vùng nuôi thủy sản xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), với biểu hiện lở loét khắp cơ thể cá tương tự như ở xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Trạm Thú y thị xã Sông Cầu nhận định: “Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết nắng nóng bất thường làm nhiệt độ môi trường nước tăng cao, mật độ nuôi dày trong khi người dân ít quan tâm vệ sinh lồng bè nên mầm bệnh phát triển nhanh”.

Trong bài viết đăng trên trang web uv-vietnam.com.vn, TS Võ Văn Nhã (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho biết, cá mú bị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây ra thường có các biểu hiện khác nhau như mắt lồi và mù mắt, hay lở loét, xuất huyết cơ thể.

Trong đó, hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể ở cá là chủ yếu với các biểu hiện da cá sẫm màu, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và tại các đốm đỏ này bắt đầu lở loét dần dần và lan rộng ra xung quanh. Cùng với đó là sự xuất huyết miệng, vây, hậu môn và đuôi cá.

TS Võ Văn Nhã khuyến cáo các biện pháp tổng hợp phòng bệnh do Vibrio sp. gây ra ở cá mú là: Thả cá mú với mật độ nuôi vừa phải. Không làm cá bị sây sát hay trầy xước trong quá trình nuôi. Hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp. Không cho cá ăn thức ăn tươi sống bị ôi, thiu. Vào các tháng trước mùa xuất hiện bệnh vi khuẩn xảy ra (mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa), sử dụng vitamin tổng hợp và các khoáng chất nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá.

Các biện pháp trị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. ở cá mú:

Bước 1: Tắm cá mú bị bệnh bằng các loại hóa chất sát trùng như: Thuốc tím (KMnO4) trong 30 phút, liều sử dụng 7-10g/m3 nước; Iốt (Iodine) trong 30 phút, liều sử dụng 10-15 g/m3; cải thiện môi trường nước nuôi (nếu có thể được).

Bước 2: Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinh Sulfamethoxazole/ Trimethoprime với liều 50-70mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục 5-7 ngày.

Bước 3: Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C với liều 50mg/kg cá/ngày và men tiêu hóa (Lactobacillus sp., Bacillus subtilis) với liều 100-200mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục 7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Phương Pháp Nuôi Cá Mú Phương Pháp Nuôi Cá Mú

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Chúng được nuôi nhiều ở các nước như: Trung quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei và Việt nam…

15/11/2013
Nuôi Cá Mú Đen Trong Ao Đất Nuôi Cá Mú Đen Trong Ao Đất

Cá mú (còn gọi là cá song) có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại nhiều nhà hàng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

18/02/2014
Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất

Phải có nguồn nước sạch đảm bảo độ mặn, độ sâu ao nuôi giữ được mức nước trên 1,4m, ao nuôi có cổng cấp thoát nước riêng biệt và có cổng xả đáy.

18/02/2014
Mô Hình Nuôi Cá Mú Cọp Lồng Mô Hình Nuôi Cá Mú Cọp Lồng

Chủ mô hình là ông Nguyễn Văn Dưỡng, địa chỉ: 453/tổ 26 Hà Ra, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Ông nuôi cá mú cọp lồng tại vùng biển thôn Hòn Một, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang. Mô hình được Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật.

25/02/2014
Phòng, Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Ở Cá Mú Phòng, Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Ở Cá Mú

Mật độ nuôi quá cao, chất lượng thức ăn kém, nước ô nhiễm do chất thải từ sản xuất công nghiệp, chất thải từ tàu khai thác hải sản là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập tấn công cá. Ông Nguyễn Vân Thanh - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Kiên Giang sẽ hướng dẫn bà con cách phòng và trị bệnh do nhiễm vi khuẩn trên cá mú nuôi lồng bè.

27/04/2014