Trên thị trường Hà Lan, tôm Việt Nam lợi thế hơn Ấn Độ
Hà Lan là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm 26% giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU và chiếm 5,8% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường năm 2017. xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hà Lan tăng trưởng liên tục trong năm 2016 so với năm trước đó.
Năm 2017, tháng 4 và tháng 6, xuất khẩu tôm sang Hà Lan giảm so với cùng kỳ năm 2016, XK trong các tháng còn lại đều tăng trưởng dương. Trong tháng đầu năm 2018, xuất khẩu tôm sang Hà Lan vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt 65% đạt gần 16 triệu USD.
Năm 2017, Hà Lan chủ yếu NK tôm chân trắng từ Việt Nam với tỷ trọng tôm chân trắng XK sang thị trường này chiếm 81% tổng các sản phẩm tôm xuất khẩu; tôm sú chỉ chiếm 14%. Đối với các sản phẩm tôm chân trắng và tôm sú XK sang Hà Lan, giá trị XK mặt hàng sống/tươi/đông lạnh (HS 03) luôn cao hơn nhiều so với các sản phẩm chế biến (HS 16).
Trong cơ cấu các sản phẩm tôm XK sang Hà Lan năm 2017, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng sống tươi/đông lạnh (HS 03) tăng mạnh nhất gần 200% so với năm 2016, tôm chân trắng chế biến (HS 16) tăng 36,5%. xuất khẩu tôm sú chế biến và tôm sú sống/ tươi/ đông lạnh tăng lần lượt 45% và 4%. xuất khẩu tôm biển khô và tôm biển sống/tươi/đông lạnh đều giảm 73% tuy nhiên giá trị XK các mặt hàng này nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ tăng trưởng XK tôm sang Hà Lan.
Hà Lan đứng thứ 9 về nhập khẩu tôm trên thế giới. Từ năm 2016 tới nay, NK tôm của Hà Lan có dấu hiệu phục hồi. Không chỉ tiêu thụ trong nước, Hà Lan còn NK tôm để chế biến XK sang các thị trường nội khối.
Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 11 tháng đầu năm 2017, NK tôm của Hà Lan đạt 637,4 triệu USD; tăng 17% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong giai đoạn này, top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Hà Lan gồm Việt Nam (chiếm 23% tổng NK tôm của Hà Lan); Bangladesh (15,3%); Ấn Độ (chiếm 15%); Morocco (chiếm 11%).
11 tháng đầu năm 2017, trong top 4 nguồn cung tôm chính cho Hà Lan, NK tôm từ Việt Nam, Morocco, Bangladesh tăng trong đó NK từ Việt Nam tăng mạnh nhất 125%; duy nhất NK từ Ấn Độ giảm nhẹ 1,8%.
Hà Lan chủ yếu NK tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521), lần lượt chiếm 64% và 26% tổng các sản phẩm tôm NK vào nước này. Đối với sản phẩm tôm mã HS 030617, Bangladesh và Ấn Độ là 2 nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ 3. Đối với tôm mã HS 160521, Việt Nam là nguồn cung cấp lớn nhất cho Hà Lan. Giá trị NK 2 mặt hàng này vào Hà Lan 11 tháng đầu năm 2017 tăng lần lượt 45% và 53% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số 2 nguồn cung tôm lớn nhất cho Hà Lan ở châu Á (Ấn Độ và Việt Nam), Hà Lan có xu hướng tăng mạnh NK từ Việt Nam trong khi giảm NK từ Ấn Độ. Hà Lan ngày càng tăng mạnh NK từ Việt Nam do sản phẩm chất lượng ổn định và các DN XK Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế khi XK sang đây. Ấn Độ không thể duy trì tốc độ tăng trưởng XK tôm sang thị trường này do Ấn Độ đang phải chịu chế độ kiểm tra tại biên giới EU.
Hà Lan có xu hướng tăng NK tôm từ Việt Nam nhờ tỷ giá đồng EUR so với USD tăng và đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang trong giai đoạn chuẩn bị có hiệu lực. Để tận dụng được các ưu đãi thuế từ EVFTA, DN cần đảm bảo các yếu tố về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ. Trong khi Ấn Độ - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Hà Lan đang giảm thị phần, các DN nên tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh XK sang thị trường này.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà kính, lót bạt đáy ao, vận hành máy xử lý nước và sục khí oxy...
Trong một khoảng thời gian rất ngắn, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành nước nhập khẩu cá tra hàng đầu của các công ty xuất khẩu Việt Nam.
Tạo ra nhiều giống thủy sản mới, không chỉ cung ứng cho người nuôi trồng thủy sản ở Bình Định mà còn chiếm được niềm tin của người nuôi trên cả nước.